Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đây cũng là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Những tiềm năng đó đang mở ra hướng phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm nơi vùng đất biên giới này.
Cách thành phố Điện Biên Phủ 200 km, Mường Nhé là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, nơi được biết đến với cột mốc 3 cạnh tiếp giáp Lào và Trung Quốc. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến ở huyện biên giới này còn có một cánh đồng ruộng bậc thang mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc ở vùng cao, biên giới khó khăn, những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã mở nhiều lớp học xóa mù chữ ngay tại các thôn, bản. Hoạt động này đã góp phần tăng tỷ lệ người biết chữ, giảm số người mù chữ, tái mù chữ trong cộng đồng để phấn đấu đến hết năm 2024, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ ở mức độ 2 của toàn huyện đạt 91% trở lên.
Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4 tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên). Đây là hoạt động thiết thực do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thực hiện, hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Mường Nhé là huyện biên giới ở cực Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện lỵ cách xa nhất của tỉnh Điện Biên. Những ngày này, nhân dân các dân tộc huyện biên giới Mường Nhé đang phấn khởi chào đón một mùa Xuân mới với những khí thế mới, bởi kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua có nhiều khởi sắc, nhiều hộ dân đã được ở trong những căn nhà mới, khang trang, kiên cố, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao.
Đêm 31/10 và rạng sáng 1/11, trận mưa lớn, kéo dài xảy ra cục bộ trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã nhiều điểm trên tuyến Quốc lộ 4H nối huyện Nậm Pồ với huyện cực Tây Mường Nhé xảy ra sạt lở đất đá, cây cối. Ngoài ra, một nhà dân tại bản Pa Tần (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) bị đất đá, cây cối sạt lở từ vách núi ta-luy dương xô đẩy đã bị hư hỏng hoàn toàn, rất may không có thiệt hại về người.
Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.
Phóng viên TTXVN tại các địa phương đưa tin, từ rạng sáng 12/1, băng tuyết đã xuất hiện khắp đỉnh núi Khoang La San (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) - cực Tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc số 0, cao hơn 1.860m so với mực nước biển. Đến trưa, băng tuyết tiếp tục phủ trắng các ngọn cây dọc đường lên cột mốc số 0 và khu vực đỉnh núi Khoang La San. Hiện tượng băng tuyết xảy ra tại địa bàn này là điều rất hiếm.
Liên tục trong những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng mạnh, nền nhiệt độ tại tỉnh Điện Biên giảm sâu, rét đậm rét hại đã xảy ra. Dự báo trong ngày và đêm 11/1, nhiệt độ thấp nhất dao động từ 6 - 8 độ C, khu vực đèo Pha Đin giáp ranh giữa hai tỉnh Điện Biên với Sơn La và vùng núi cao nhiệt độ từ 0 - 2 độ C, có nơi dưới 0 độ C. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Do nhiệt độ giảm sâu, thời tiết quá lạnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Xuống địa bàn “bám cơ sở” - Phương châm này của lực lượng công an xã đang phát huy hiệu quả tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã ở khu vực phên dậu của Tổ quốc.
Chiến lược chính quy hóa lực lượng công an xã của Bộ Công an đang bước đầu phát huy hiệu lực, hiệu quả vào bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại vùng nông thôn. Đặc biệt, ở khu vực biên giới - địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự, việc công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã đang kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh ngay tại cơ sở và góp phần quan trọng vào thế trận an ninh nhân dân.
Ổn định dân cư, thúc đẩy dân sinh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế, xã hội tại Mường Nhé, Điện Biên- địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc là trăn trở của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, triển khai và bước đầu đem lại những đổi thay, Mường Nhé vẫn nghèo đội sổ cả nước. Bám riết cuộc sống của người dân trên những rặng núi quanh năm mây mù giăng kín không chỉ có sự lạc hậu, thiếu thốn mà còn là những phức tạp từ âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo, chia rẽ của những thế lực thù địch… Vậy làm thế nào để giúp người dân Mường Nhé hiện thực nguyện vọng ấm no, sung túc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng cho vùng đất ngã ba biên giới? TTXVN giới thiệu bài cuối trong loạt 4 bài "Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc" .
Ổn định dân cư, thúc đẩy dân sinh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế, xã hội tại Mường Nhé, Điện Biên- địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc là trăn trở của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, triển khai và bước đầu đem lại những đổi thay, Mường Nhé vẫn nghèo đội sổ cả nước. Bám riết cuộc sống của người dân trên những rặng núi quanh năm mây mù giăng kín không chỉ có sự lạc hậu, thiếu thốn mà còn là những phức tạp từ âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo, chia rẽ của những thế lực thù địch… Vậy làm thế nào để giúp người dân Mường Nhé hiện thực nguyện vọng ấm no, sung túc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng cho vùng đất ngã ba biên giới? TTXVN giới thiệu loạt 4 bài "Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc" .
Ổn định dân cư, thúc đẩy dân sinh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế, xã hội tại Mường Nhé, Điện Biên- địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc là trăn trở của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, triển khai và bước đầu đem lại những đổi thay, Mường Nhé vẫn nghèo đội sổ cả nước. Bám riết cuộc sống của người dân trên những rặng núi quanh năm mây mù giăng kín không chỉ có sự lạc hậu, thiếu thốn mà còn là những phức tạp từ âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo, chia rẽ của những thế lực thù địch… Vậy làm thế nào để giúp người dân Mường Nhé hiện thực nguyện vọng ấm no, sung túc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng cho vùng đất ngã ba biên giới? TTXVN giới thiệu loạt 4 bài "Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc"
Ngày 12/8, Ủy ban nhân dân xã Mường Nhé (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) phối hợp với các cơ quan chuyên môn đã tiến hành tiêu hủy 16 con lợn bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi, với tổng trọng lượng khoảng 560 kg của một gia đình trên địa bàn.
Thực hiện Chỉ thị 681-CT/ĐU ngày 8/10/2018 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương khảo sát, thống nhất lựa chọn các hộ gia đình để phân công đảng viên phụ trách.
Do địa hình đồi núi hiểm trở, hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ hay ách tắc trong mùa mưa, lại cách xa các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc hàng trăm km. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên vẫn loay hoay với bài toán khó “nuôi con gì và trồng cây gì” để tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ rừng bền vững.
Từ năm 1998, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cáp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu (cũ), nay là tỉnh Điện Biên đã không khai thác rừng tự nhiên để bảo vệ rừng đầu nguồn. Tuy vậy, diện tích rừng ở đây chỉ thực sự được bảo vệ và phát triển bền vững, kể từ khi tỉnh triển khai sâu rộng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010-NĐ-CP của Chính phủ.
Ngày 7/5, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chủ trương hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mường Nhé và triển khai hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Ngày 21/4, tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên tổ chức bàn giao, đưa vào sử dụng nhà tình nghĩa cho 65 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Người Xạ Phang - một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa, có dân số hơn 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa tại các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa (Điện Biên). Người Xạ Phang hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, trong đó phải kể đến nét độc đáo của trang phục truyền thống.
Ngày 11/11, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn công tác các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu dân cư bản Mường Nhé Mới và Mường Nhé 2; trao nhà tình nghĩa cho một số hộ dân trên địa bàn bản Nậm Pố 4, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé.
Đứng chân trên địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc, các Đồn Biên phòng: Leng Su Sìn, Mường Nhé, A Pa Chải thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên có nhiệm vụ quản lý địa bàn 2 xã biên giới Leng Su Sìn và Chung Chải, huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Chiều 20/9, trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 2,7. Trạm quan sát địa chấn Điện Biên (thuộc Viện Vật lý địa cầu) xác nhận, đây là trận động đất thứ 9 xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong năm 2019.
Ngày 24/8, trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã xảy ra một trận động đất có cường độ 2,8 độ richter. Tuy trận động đất có cường độ không lớn nhưng do độ sâu chấn tiêu khá gần mặt đất nên người dân ở khu vực Mường Nhé đã cảm nhận được sự rung lắc do dư chấn trận động đất gây ra.
Xuân Kỷ Hợi 2019, khám phá đường xuân Sín Thầu, đi qua các xã nơi dọc dài biên cương Tổ quốc, để thêm một lần thấy diện mạo mảnh đất biên viễn khởi sắc, để thêm yêu mảnh đất phên giậu quốc gia và được chạm tay tới mốc 0 cho một lần “thấm” trọn vẹn sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc.
Theo ông Đào Đức Thụy, Giám đốc Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Điện Biên, trong 2 ngày 28 và 29/12, tỉnh Điện Biên đã xảy ra rét đậm, rét hại ở vùng cao. Trong ngày 30/12, không khí lạnh có cường độ mạnh được tăng lên, rét đậm, rét hại tiếp tục xảy ra ở một số nơi, đợt rét đậm rét hại này có khả năng kéo dài đến ngày 4/1/2019, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7 đến 9 độ C; vùng núi cao nhiệt độ giảm sâu xuống từ 3 đến 5 độ C, có nơi dưới 3 độ C; đặc biệt tại một số nơi vùng núi cao như đèo Pha Đin (huyện Tuần Giáo), vùng núi cao của các huyện Điện Biên Đông, Tủa Chùa nền nhiệt giảm sâu, có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại 4 xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Trong lễ tục vòng đời, người Hà Nhì có khá nhiều lễ hội được bảo tồn, lưu giữ, mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng... Đặc biệt, tết Khù Sự Chà (còn có tên gọi khác “Hồ Sự Chà”- tết cơm mới) là tết cổ truyền có không gian gian hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì.