Mùa Xuân mới nơi cực Tây Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới ở cực Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện lỵ cách xa nhất của tỉnh Điện Biên. Những ngày này, nhân dân các dân tộc huyện biên giới Mường Nhé đang phấn khởi chào đón một mùa Xuân mới với những khí thế mới, bởi kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua có nhiều khởi sắc, nhiều hộ dân đã được ở trong những căn nhà mới, khang trang, kiên cố, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao.

vna_potal_tham_tinh_quan_dan_noi_vung_cao_bien_gioi_muong_nhe_dien_bien_7180944.jpg
Một góc khu trung tâm xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Là xã biên giới vùng sâu, vùng xa, Sen Thượng có hơn 280 hộ với trên 1.120 khẩu sinh sống tại 7 bản; cơ sở vật chất còn thiếu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, với 5 bản chưa có điện lưới. Mặc dù còn nhiều khó khăn song năm vừa qua, chính quyền địa phương đã có những quyết sách kịp thời, tập trung chăm lo phát triển các mặt, bảo đảm an sinh xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong xóa đói giảm nghèo như: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị về giống khoai tây với sự tham gia của 36 hộ dân, diện tích 9 ha; hỗ trợ làm 25 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo… đời sống người dân vì vậy cũng được cải thiện đáng kể.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, phụ nữ người dân tộc Hà Nhì ở xã Sen Thượng lại quây quần cùng nhau, hoàn thành đường chỉ cuối cùng cho những bộ trang phục truyền thống đặc sắc để diện trong những ngày Tết. Không khí Tết ngập tràn trên khắp bản làng.

Chị Chu Gô Mé, bản Sen Thượng, xã Sen Thượng cho biết, chị đang hoàn thiện nốt bộ trang phục cho con gái đi học xa về mặc Tết. Chuẩn bị cho năm mới, gia đình chị đã sửa sang, trang hoàng nhà cửa, mua sắm quần áo mới, chuẩn bị lợn để mổ ăn Tết. Đây sẽ là một cái Tết sum vầy và ấm cúng với gia đình chị.

Ông Chang Chùy Cà, Trưởng bản Sen Thượng cho biết, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, đời sống nhân dân trong bản đã có nhiều khởi sắc, ấm no. Trong những năm qua, một số hộ nghèo đã được quan tâm hỗ trợ các chương trình, chính sách về xóa đói giảm nghèo. Số nhà tạm trong bản cơ bản hiện nay đã được xóa hết.

Xã cực Tây của Tổ quốc Sín Thầu được biết đến với "cột mốc ba cạnh", nơi “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”, có đường biên giới tiếp giáp hai nước Lào và Trung Quốc. Sín Thầu có gần 100% dân số là người dân tộc Hà Nhì. Đây cũng là xã đầu tiên trên địa bàn huyện đạt xã nông thôn mới. Đặc biệt, Sín Thầu tự hào với thành tích “4 không”: không có người nghiện ma túy, không có tình trạng phá rừng, không di dịch cư tự do và không có truyền đạo trái pháp luật. Từ phong trào Xây dựng nông thôn mới mà Sín Thầu đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên.

Về Sín Thầu những ngày giáp Tết, cảm nhận không khí mùa Xuân đang tràn ngập trên khắp bản làng. Phụ nữ Hà Nhì diện trang phục truyền thống rực rỡ cùng nhau hòa chung điệu múa, lời ca. Lũ trẻ con hồn nhiên cười nói, chơi đùa cùng những trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc.

Già làng Lỳ Xuyến Phù (bản A Pa Chải, xã Sín Thầu) chia sẻ, trước đây bản làng ở Sín Thầu nghèo lắm, thiếu điện, thiếu nước sạch, đường sá đi lại khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như sự đồng lòng của người dân Sín Thầu, bản làng nơi đây đã thay áo mới. Kinh tế - xã hội của Sín Thầu ngày một vươn lên và là xã đầu tiên đạt nông thôn mới của huyện. Người dân Sín Thầu cũng luôn đồng lòng cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ đường biên, cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc.

Không chỉ Sen Thượng, Sín Thầu, các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực, đầu tư của Đảng, Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, huyện đã linh hoạt nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; vận động người dân cùng chung tay đóng góp các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trục đường, tuyến đường liên bản, liên xã. Nhờ đó, địa phương đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao thương, phục vụ phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn. Ðến nay, Mường Nhé có 275 km đường huyện, xã, trong đó hơn 97km được rải nhựa và bê tông; 61 bản có đường ô tô đến bản được kiên cố.

Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé Tạ Văn Sơn cho biết, với phương châm hướng mạnh về cơ sở, tập trung hỗ trợ tối đa để giúp người dân phát triển sản xuất, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện biên giới Mường Nhé đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn lực trong xóa đói giảm nghèo vào các chính sách an sinh xã hội. Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ hộ nghèo huyện đã giảm xuống còn 47,3%, giảm 7,4% so với năm 2022. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chăm sóc sức khỏe cho người dân tiếp tục được quan tâm, chuyển biến tích cực.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, trong năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế hộ gia đình được đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của người dân trong phát triển kinh tế từng bước được tháo gỡ. Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư được các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, thực hiện bằng những chương trình làm việc cụ thể giữa huyện với các địa phương, các công ty, doanh nghiệp. Chính quyền địa phương quan tâm hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa huyện Mường Nhé với huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) và các huyện Nậm Nhùn,Mường Tè (tỉnh Lai Châu).

Phát huy những kết quả đã đạt được, Mường Nhé phấn đấu trong năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 43,5%; thu ngân sách trên địa bàn 13 tỷ đồng; có hai xã đạt chuẩn nông thôn mới... Đặc biệt, huyện tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất. Bên cạnh đó, huyện chú trọng chăm lo phát triển các mặt văn hóa - xã hội; nâng cao hiệu quả thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội, tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Một mùa Xuân mới lại về trên bản làng nơi biên cương Mường Nhé. Đó cũng là mùa Xuân với khí thế mới, niềm vui và kỳ vọng về một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc trong những ánh mắt, nụ cười của người dân nơi đây. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên cùng nhân dân các dân tộc trong huyện, Mường Nhé sẽ không ngừng vươn lên để xứng đáng là điểm sáng vùng biên nơi cực Tây của Tổ quốc.

Xuân Tư

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài nhiệm vụ giữ vững bình yên biên giới, những người lính Biên phòng còn lan tỏa nghĩa tình, mang niềm vui Tết cổ truyền đến với đồng bào vùng biên. Với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản" đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống người dân vùng biên giới và là cầu nối yêu thương, gắn kết nghĩa tình quân dân.

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/1, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Ngoài ra, ngày và đêm 23/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở các khu vực trên đều có nguy cơ chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.