Từ đầu năm 2024 đến nay người nuôi tôm tại tỉnh Phú Yên gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh. Với những diễn biến phức tạp của thời tiết, người nuôi tôm cũng rất lo lắng trước những rủi ro trong mùa mưa bão. Do vậy, người dân đang triển khai các giải pháp chủ động phòng tránh, tranh thủ thu hoạch và xuất bán tôm.
Để đảm bảo an toàn cho công trình hồ thủy lợi mùa mưa bão, tỉnh Tây Ninh yêu cầu các đơn vị liên quan không chủ quan, lơ là, đồng thời rà soát, kiểm tra vùng xung yếu, kịp thời điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đặc biệt, đánh giá mức độ an toàn công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng, hồ Tha La nhằm chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường, cực đoan của thời tiết.
Năm 2024 dự báo sẽ là năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ tăng trên toàn cầu. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai năm nay sẽ rất khốc liệt, phức tạp khó lường, không chỉ xảy ra trong mùa mưa bão mà còn diễn ra quanh năm, thậm chí trong những tháng được xem là hiếm có thiên tai như trước đây. Để chủ động ứng phó với thiên tai, trước mùa mưa bão năm 2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý thủy nông Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã lập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho 13 hồ chứa nước và các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất và lũ quét trong mùa mưa bão, đặc biệt là tại các khu vưc dân cư có nguy cơ cao và trên các tuyến giao thông quan trọng, như: khu vực tuyến tỉnh lộ 9 đi Khánh Sơn, Quốc lộ 27C đoạn Khánh Lê - Lâm Đồng và đoạn đèo Cù Hin.
Các tỉnh miền Trung đang vào mùa mưa, bão. Tại Quảng Nam - nơi có nhiều điểm đứng trước nguy cơ xảy ra ngập úng, sạt lở, nhiều trạm biến áp và đường dây điện trong vùng chịu tác động mạnh của bão lũ, để đảm bảo an toàn các công trình điện, chủ động ứng phó mùa mưa bão 2023, Công ty Điện lực Quảng Nam đã chủ động triển khai giải pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình, đặc thù khu vực.
Tại Quảng Ngãi, tình trạng sạt lở núi, bờ sông bờ biển vào mùa mưa bão trong nhưng năm qua diễn biến rất phức tạp. Trước mùa mưa bão năm 2023, tỉnh đang chủ động các phương án bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và hạ tầng thiết yếu; đồng thời kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí khắc phục khẩn cấp các điểm sạt lở ổn định đời sống, sản xuất của người dân.
Sau nhiều năm đầu tư, cải tạo, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều tuyến đê ở các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Nga Sơn...bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn, gây những nỗi lo không nhỏ về sự an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân khi mùa mưa bão đang đến gần.
Tuyến kè biển thôn 3, thôn 4 (thôn Đông Tuần) và kè thôn 6 (thôn Long Thạnh Tây), xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, thuộc dự án cải thiện môi trường đô thị Chu Lai - Núi Thành. Đây còn là công trình khẩn cấp để bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân các thôn trên đảo trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai thi công, đến nay các tuyến kè khẩn cấp này vẫn còn dang dở vì vướng mặt bằng.
Mùa mưa bão 2023 đang đến gần, tình trạng lưới điện nông thôn chồng chéo, tạm bợ và xuống cấp vẫn đang là nỗi lo lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người dân vùng cao tỉnh Hòa Bình nói chung, người dân huyện Tân Lạc nói riêng.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh Kon Tum, hiện nay, tỉnh có 27 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp; 7 đập thủy lợi, 5 tràn xả lũ và 2 cống lấy nước bị hư hỏng nặng, cần sửa chữa trước mùa mưa bão 2023.
Trong mỗi mùa mưa lũ, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam không chỉ đối mặt với nạn sạt lở núi, mà còn thường xuyên hứng chịu tình trạng sạt lở đất ven sông suối, gây thiệt hại nặng về tài sản, đe dọa sự an toàn tính mạng của người dân. Để khắc phục tình trạng này, từ nhiều nguồn vốn, Quảng Nam đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhiều công trình chống sạt lở, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư để ổn định chỗ ở và bố trí đất sản xuất cho đồng bào.
Ảnh hưởng của bão số 4 vào những ngày cuối cùng của tháng 9 vừa qua, khiến tình trạng sạt lở bờ biển tại Thừa Thiên - Huế trở lên nghiêm trọng hơn. Biển xâm thực khiến nhiều điểm xung yếu bị sạt lở nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của hàng ngàn hộ dân ở ven biển, dù mùa mưa bão chỉ mới bắt đầu.
Huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các khu tái định cư tập trung trên địa bàn huyện để đảm bảo đưa dân vào ở trước mùa mưa, bão năm nay.
Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến người nuôi trồng thủy sản. Vào mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể bị thay đổi đột ngột làm thủy sản nuôi bị sốc, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi cần chú ý chế độ chăm sóc, quản lý môi trường nước trong ao nuôi để giảm nguy cơ rủi ro và tăng hiệu quả nuôi trồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản số 1433/UBND-HTKT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, hệ thống lưới điện trước mùa mưa bão.
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng về số lượng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hàng ngàn hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở lại thấp thỏm lo âu, nhất là khi mùa mưa bão đã đến.
Bờ của nhiều con sông ở tỉnh Quảng Trị đã và đang bị sạt lở theo chiều hướng nghiêm trọng, ngay khi mùa mưa bão năm 2021 mới bắt đầu, nhất là sau mưa lớn do hoàn lưu áp thấp nhiệt đới của bão số 5.
Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm được gọi là thời điểm mùa mưa bão. Mùa mưa bão năm 2021 được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định có từ 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó, khoảng 5-7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và không ngoại trừ có những cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp trên khu vực Biển Đông.
Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vật nuôi. Bà con chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết cùng sự đe dọa của dịch bệnh với vật nuôi.
Trong và sau mưa bão sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Bộ Y tế đề nghị người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch trong mùa mưa bão.
Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ là sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ...
Nằm trong diện di dời khẩn cấp nhưng đến nay, 33 hộ dân thuộc bản Mường Phú và Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) sống ven theo dòng sông Nậm Piệt vẫn chưa được chuyển đến vùng tái định cư. Cứ mỗi mùa mưa bão về, họ lại lo sợ vì lũ quét bất cứ lúc nào đe dọa đến tính mạng và tài sản.
Tận dụng lợi thế có dòng sông Hồng và sông Ninh Cơ chảy qua, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã phát triển nghề nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do mưa bão từ các năm trước, người nuôi cá lồng đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng cá.
Mùa mưa bão đến, cùng với nỗi lo giông lốc gây đổ ngã nhà cửa, hư hỏng tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, thì tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở Bạc Liêu đang đứng trước nguy cơ báo động, nhất là hộ dân sống dọc trên các tuyến sông ở các huyện Đông Hải, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, thị xã Giá Rai…
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư hơn 26 tỷ đồng mở rộng cầu Phú Xuân bắc qua sông Hương nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị Huế, nhất là vào lúc cao điểm. Cầu do Cục Quản lý đường bộ II (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Biển Đông.