Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Làm đất, lên luống
- Làm đất, xử lý vôi 100 kg/1.000 m2 , các loại thuốc sâu, thuốc bệnh, đồng thời bón lót các loại phân.
- Làm luống cao 20 cm - 25 cm ở vùng đất thấp và 15 cm - 20 cm ở vùng đất cao.
- Trồng trong nhà nilon: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rãnh 1,2 m - 1,3 m, mỗi cây cách nhau 35 cm - 40 cm.
- Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2 m - 1,3 m; mỗi cây cách nhau 40 cm - 45 cm.
Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Ảnh: An Thành Đạt |
- Ngoài NPK, phải bón đầy đủ phân hữu cơ đã ủ nóng và xử lý bệnh, bảo đảm lượng mùn trong đất từ 8% - 10%.
- Có thể bón 10 kg Urê, 8 kg kali sunphat và 6 kg supper lân thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.
- Bón vôi 2 đợt/năm: Đợt 1 bón lót 100 kg; đợt 2: 6 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.
Dâu tây Đà Lạt được đóng hộp bán cho người tiêu dùng ở các tỉnh, thành miền xuôi. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Kỹ thuật chăm sóc
- Giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói, để ngó với khoảng cách 15 cm (5 - 6 ngó/cây).
- Mỗi gốc dâu nên để 3 - 4 thân nhằm đảm bảo cân đối mật độ phân tán.
- Dùng nhựa, cỏ khô, tro trấu, lưới nilon trắng... để che phủ, giữ ẩm mặt luống trồng dâu.
- Nên thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt để duy trì độ ẩm. Sử dụng nước sạch nhằm tránh sâu bệnh cho cây dâu.
- Giai đoạn hoa nở rộ không phun, xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao...
Đỗ Hữu Hải – An Thành Đạt – Nguyễn Dũng
Báo in T10/2019