Lung linh sắc màu Lôi Protip

Những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN
Những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Tối 25/11, trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 đã diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Lung linh sắc màu Lôi Protip ảnh 1Trình diễn Lôiprotip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu trên dòng sông Maspero (thành phố Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Năm nay, Chương trình trình diễn Lôi Protip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu có sự tham gia của các huyện, thị xã, thành phố và một số chùa có lưu giữ ghe Cà Hâu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh sắc màu rực rỡ còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động.

Lung linh sắc màu Lôi Protip ảnh 2Trình diễn Lôiprotip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu nhằm bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer. Ảnh: Tuấn Phi -TTXVN

Anh Phạm Minh Phương đến từ thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chia sẻ, đến tham quan chương trình thả đèn nước, rất ấn tượng về màn trình diễn, rực rỡ; hai bên bờ sông khá đông người đến xem, chụp ảnh tạo thêm không gian khá náo nhiệt. Với ấn tượng của một du khách lần đầu đến Sóc Trăng tham gia lễ hội, anh Phương nhận thấy khâu tổ chức rất chu đáo, thể hiện được dấu ấn và văn hóa của vùng đất và con người Sóc Trăng.

Lung linh sắc màu Lôi Protip ảnh 3Những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý, việc trình diễn Lôi Protip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu nhằm bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer. Đây còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa – du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Đồng thời, sự kiện thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, phát huy tiềm năng, thế mạnh của đồng bào các dân tộc gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc cùng cả nước thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuấn Phi

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm