Vùng đất Lê Minh Xuân xưa nay vốn khô cằn, đất phèn nên người dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác, trồng trọt. Nhờ có nghề làm nhang mà cuộc sống người dân dần thoát nghèo và đang ngày càng khấm khá, nhất là từ khi Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Bình Chánh triển khai bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề.
Phơi tăm nhang phải đủ nắng để không bay màu. |
Công việc làm nhang thường bắt đầu từ 5 giờ sáng, khi người dân tập trung đi lấy bột về se nhang. Nghề làm nhang thực ra không khó và còn được coi là một trong những nghề đơn giản dành cho phụ nữ, thậm chí cả người già và trẻ con cũng có thể làm.
Năng suất làm nhang bằng máy của mỗi nhân công khoảng 60-70 thiên/1 ngày (1 thiên = 1.000 que nhang). |
Nhờ trộn bột nhang bằng máy nên sức khỏe người lao động cũng được đảm bảo hơn. |
Cắt tăm nhang cho đều các bó. |
Trước đây, người làm nhang thủ công phải mua tre về chẻ tăm, trộn bột nhang và để se được cây nhang đều tăm tắp, người làm phải ngồi miệt mài từ ngày này sang ngày khác. Se xong còn phải lăn trên bàn lăn cho đều hơn, đẹp hơn, rồi hong khô, mất rất nhiều thời gian.
Làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân bận rộn vào những dịp lễ, Tết. |
Nhang Lê Minh Xuân được cung ứng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. |
Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi làng nghề Lê Minh Xuân hình thành tổ hợp tác làm nhang với 170 tổ viên vào tháng 6/2012. Đến đầu năm 2014, tổ hợp tác được công nhận là làng nghề truyền thống và đây chính là bước ngoặt để người dân làm nhang xã Lê Minh Xuân được hỗ trợ vay vốn, mua máy móc, nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất. Nhiều hộ còn tự mở cơ sở, đầu tư máy móc để lưu giữ và phát triển nghề. Nhờ làm bằng máy nên thay vì phải làm mười công đoạn thủ công thì giờ chỉ còn năm công đoạn. Chi phí dù có tăng lên nhưng công suất cũng tăng, chỉ cần trộn một lần bột với keo rồi đưa vào máy.
Được biết, nhang của làng nghề Lê Minh Xuân được thương lái thu mua và phân phối ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)