Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Đẩy mạnh việc giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Đẩy mạnh việc giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Quang cảnh phiên họp sáng 30/10. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
Quang cảnh phiên họp sáng 30/10. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Theo dõi phiên thảo luận, ông Bùi Ngọc Xuyên, Bí thư Chi bộ KP4, phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa cho biết, thời gian qua, tại địa phương, việc giải ngân vốn đầu tư công đã thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, hiện một số công trình đầu tư công vẫn chậm tiến độ, chất lượng công trình chưa cao. Đặc biệt, ở một số công trình giao thông vào các hẻm, đường giao thông nông thôn chất lượng vẫn kém. Đưa vào sử dụng một thời gian, đường xuống cấp trầm trọng, trơ sỏi, đá khiến người dân đi lại khó khăn, dễ gây tai nạn giao thông. Ông Xuyên đề nghị tỉnh, huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với những dự án trọng điểm; đồng thời giám sát chặt chẽ các công trình giao thông nông thôn, đường hẻm tại đô thị nhằm bảo đảm chất lượng, tránh tình trạng xảy ra tiêu cực, gây lãng phí.

Ông Xuyên cũng cho rằng, việc chậm trễ trong trả hồ sơ tại các văn phòng một cửa vẫn còn xảy ra. Nhiều người dân đi lấy kết quả theo đúng giấy hẹn nhưng cán bộ bộ phận một cửa lại yêu cầu khi nào có tin nhắn trên điện thoại mới ra lấy kết quả. Cách làm này vừa gây bức xúc vừa mất thời gian của người dân. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, người dân nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng vẫn không có biến chuyển. Ông đề nghị, các đơn vị, địa phương cần rà soát, kiểm tra và chấn chỉnh lại để thống nhất trong việc hẹn trả kết quả hồ sơ cho người dân.

Ông Nguyễn Trường Quang, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Trường Quang, ngụ ấp Lò Vôi, xã Phước Hưng, huyện Long Điền cho rằng, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt và có chế tài xử lý thật mạnh về việc đánh bắt hải sản xâm phạm vùng biển nước ngoài; sớm triển khai chuyển đổi nghề đối với nghề giã cào (lưới kéo) để hạn chế tình trạng đánh bắt tận diệt nguồn lợi hải sản, phá lưới của các ngành nghề đánh bắt khác gây thiệt hại cho ngư dân. Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương có số tàu giã cào nhiều vào tốp đầu của cả nước, tỉnh nên xem xét có những kế hoạch dài hơi, cụ thể, chi tiết và có những chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề và ổn định với nghề mới.

Cần quan tâm hơn đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quan tâm theo dõi phiên thảo luận tại Quốc hội, ông Lưu Văn Trung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông cho rằng, trong thời gian qua, với điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng tại Đắk Nông đã thu hút lượng lớn dân di cư không theo quy hoạch và gần như hoàn toàn là người đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thiếu sinh kế tại các tỉnh vùng miền núi phía Bắc di dân vào. Từ đó, với áp lực dân nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số cùng với áp lực dân nghèo di dân từ các tỉnh khác, gây thêm nhiều áp lực, gánh nặng và hệ lụy “nghèo chồng nghèo” cho tỉnh Đắk Nông.

Theo ông Lưu Văn Trung, Đắk Nông là một tỉnh nghèo, thu không đủ chi, nguồn lực phát triển đều do Trung ương cân đối, hỗ trợ nên áp lực đối với các tỉnh trong công tác giảm nghèo, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất lớn. Trung ương đã có nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên, hiệu quả các chương trình chưa đạt được như mong muốn do thiếu nguồn lực thực hiện, chính sách ban hành nhưng Trung ương chậm hỗ trợ nguồn vốn, thiếu nguồn vốn và Đắk Nông cũng không có khả năng để cân đối hỗ trợ.

Vì vậy, để giải quyết căn cơ vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn, theo ông Lưu Văn Trung, Quốc hội và các cơ quan Trung ương cần, cân đối đủ nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo, ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung nguồn lực đủ mạnh, đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc. Quá trình triển khai thực hiện nên tập trung vào hạ tầng kết nối, phát triển kinh tế, giáo dục để thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, Trung ương cần có chính sách đặc thù hỗ trợ thêm nguồn lực cho các tỉnh nghèo, miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Đề  xuất với Quốc hội, Ông Phan Đình Hiến, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông đề nghị phân bổ các nguồn lực để tỉnh thực hiện đầu tư những dự án, chương trình nhằm đẩy mạnh việc giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn, đưa Đắk Nông phát triển toàn diện.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Tiến sĩ, bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư số 57/2024/TT-BYT quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới góp phần làm giảm khoảng 70% lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, gồm 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực: thể chất, tình cảm và xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ, tiếp cận với việc học.

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Luôn coi con người là trung tâm của mọi chính sách phát triển, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người toàn diện. Qua nhiều nỗ lực và bước tiến quan trọng, đất nước đạt được thành tựu nổi bật, thể hiện cam kết mạnh mẽ về quyền con người trên mọi lĩnh vực, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, mười luật sẽ có hiệu lực thi hành, bao gồm: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 2023; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; Luật Đầu tư công năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.