Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 22/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình về báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_nghe_bao_cao_chu_truong_dau_tu_chuong_trinh_muc_tieu_qg_phat_trien_kt-xh_vung_dong_bao_dan_toc_thieu__7389268.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, kết quả giải ngân của Chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực thời gian qua.

So với các chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, về tổng thể kết quả giải ngân của Chương trình chưa được như mong muốn, đặc biệt là kết quả giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn tương đối thấp.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vốn đầu tư công giải ngân đến hết tháng 3 năm 2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) của Chương trình ước đạt được khảng 2.110,772 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân thực hiện Chương trình ước chỉ đạt được khoảng 38,385 tỷ đồng, đạt 1% kế hoạch.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, các nội dung điều chỉnh theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, không làm phát sinh đối tượng thụ hưởng chính sách và địa bàn đầu tư. Việc phê duyệt và đầu tư các dự án thuộc các nội dung điều chỉnh phải phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142,805 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh Chương trình là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình ở mức cao nhất theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14, đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như cả nước.

Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc nhận thấy Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã nghiêm túc, khẩn trương tiếp thu đầy đủ nội dung Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội.

Đồng thời làm rõ sự cần thiết cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư; bổ sung chi tiết về danh mục đầu tư, vốn đầu tư, thực trạng hoạt động của các đơn vị được đầu tư nằm ngoài vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành nhưng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; bổ sung về tính khả thi, khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đến năm 2025; bổ sung báo cáo về thực trạng thực hiện các dự án, tiểu dự án về giải quyết những vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như nhà ở, đất ở, đất sản xuất… Đây là những thông tin, cơ sở rất quan trọng để các đại biểu Quốc hội thảo luận, quyết định.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_nghe_bao_cao_chu_truong_dau_tu_chuong_trinh_muc_tieu_qg_phat_trien_kt-xh_vung_dong_bao_dan_toc_thieu__7389265.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, một số ý kiến nhất trí với đề xuất của Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết, bảo đảm tính rõ ràng, đầy đủ về nguồn vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Cũng có ý kiến cho rằng, Chính phủ cân nhắc về sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư trong bối cảnh thời gian thực hiện Chương trình chỉ còn hơn 1 năm. Trong khi đó theo thẩm quyền, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh vốn đã bố trí cho các đối tượng này sang thực hiện cho các đối tượng khác ở vùng khó khăn hơn, nhất là địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, biên giới; các xã mới hoàn thành Chương trình nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số; các trường phổ thông bán trú… và điều chỉnh, bổ sung các quyết định liên quan đến phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho phù hợp sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc này.

Hội đồng Dân tộc kiến nghị với Quốc hội thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giao Chính phủ chỉ đạo rà soát và quyết định ban hành danh mục đầu tư cụ thể về: các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc; các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện; các di tích, dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, nằm trong và ngoài danh mục địa bàn xã, thôn (bản) vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên địa bàn vùng khó khăn.

Kiến nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi các văn bản theo thẩm quyền. Trong đó ưu tiên việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi và Quyết định về phê duyệt Chương trình bảo đảm mục tiêu, nguyên tắc đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết 120/2020/QH14; chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai đầy đủ kiến nghị được nêu trong Báo cáo số 550/BC-ĐGS ngày 21/10/2023 của Đoàn Giám sát và Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề đối với các chương trình mục tiêu quốc gia./.

Đỗ Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương

Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng ở Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương).

Trao quyết định phê chuẩn bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Trao quyết định phê chuẩn bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Ngày 3/2, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2021-2026 của Thủ tướng Chính phủ đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Thốt Nốt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị tiên phong đưa dân tộc vượt qua những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Với lòng yêu nước mãnh liệt và tư duy cách mạng sâu sắc, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Rạng rỡ Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm: "Rạng rỡ Việt Nam".

Sắc xuân trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Sắc xuân trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, trong khi phần lớn mọi người đang quây quần bên gia đình, tận hưởng không khí sum vầy của ngày đầu năm mới thì trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, tiếng máy móc rền vang, bụi đá bay mù mịt, những đôi tay rắn rỏi vẫn miệt mài với công việc. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc cùng đoàn công tác đã có mặt tại đây để thăm hỏi, động viên những người đang bám trụ trên công trình ngay trong thời khắc thiêng liêng của năm mới.

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025 và hướng đến kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), chiều tối 27/1 (tức 28 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng của Tổng Bí thư.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: TXTVN

"Mái ấm cho đồng bào tôi”

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà còn là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan tại Lào Cai

Tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan tại Lào Cai

Từ chiều 26/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống mức từ 2 độ C đến dưới 0 độ C, tại một số địa phương của Lào Cai đã xuất hiện băng và tuyết phủ trắng các ngọn núi cao.

Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh Yên Bái Trần Xuân Cường cho biết: Vào 17 giờ chiều 25/1, nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Km 122 + 240), thuộc địa phận xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái chính thức thông xe nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai.

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, giao thoa, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.