Ngày 26/3, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Kon Tum) thông tin về một vụ cháy xảy ra tại huyện Kon Rẫy khiến 1 người chết.
Việc phát triển các homestay không chỉ tạo ra loại hình lưu trú mới, giúp cho du khách có thêm những trải nghiệm lý thú tại các điểm du lịch, hòa mình cùng với các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ.
Ngày 8/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị đang tích cực điều trị cho 3 bệnh nhân ngộ độc do độc tố Botulinum gây ra. Các bệnh nhân là A Gen (17 tuổi, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy); A Kiên (34 tuổi) và chị Y Kanh (25 tuổi) đều trú tại xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy.
Ngày 14/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum cho biết, toàn tỉnh có 9 căn nhà bị ảnh hưởng, gần 400 ha lúa nước, hoa màu các loại bị thiệt hại do bão số 5 gây ra. Ngoài ra, bão số 5 cũng khiến nhiều công trình giao thông trên địa bàn bị hư hỏng. Ngành chức năng đang huy động nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả, giúp người dân ổn định đời sống.
Trước tình trạng cây sắn (mỳ) trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum bị nhiễm cùng một lúc hai loại bệnh khảm lá và thối rễ, chính quyền địa phương đã kịp thời vào cuộc nhằm sớm ngăn chặn tình trạng trên lan ra diện rộng.
Sáng 17/9, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND hai huyện Kon Plông, Kon Rẫy tổ chức Lễ phát động ra quân trồng gần 2.000 cây thông ba lá, phủ xanh 12 km hai bên đường đèo Măng Đen. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Những cơn giông, lốc vào thời điểm giao mùa xuất hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đã gây những thiệt hại ban đầu. Ngành chức năng tỉnh Kon Tum khuyến cáo người dân cần cẩn trọng với những hiện tượng thời tiết bất thường như giông, lốc, sét đánh… để tránh thiệt hại về người và của.
Kon Rẫy là địa phương thuộc diện “nghèo tiềm năng phát triển kinh tế” của tỉnh Kon Tum. Đa phần là người dân tộc thiểu số nên đời sống người dân phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp thuần túy, cuộc sống rất khó khăn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo đã có những bước chuyển biến tích cực với các mô hình phát triển kinh tế bền vững, có thể nhân rộng làm mô hình mẫu cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số học tập và làm theo.
Tại Kon Tum, trước đây, công tác quản lý bảo vệ rừng được mặc định là của cán bộ kiểm lâm, ngành chức năng. Trong khi đó, lực lượng này mỏng nhưng phải bảo vệ những diện tích rừng lớn nên gây áp lực rất lớn. Do đó, nhiều cán bộ kiểm lâm, lâm nghiệp đã xin nghỉ việc vì “không chịu nổi áp lực giữ rừng”. Từ khi có sự chung sức giữ rừng của cộng đồng, gánh nặng đó đã được tháo gỡ.
Ngày 21/3, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công điện hỏa tốc số 02/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý, bảo vệ rừng mùa khô 2018-2019 trên địa bàn.
Về trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy (KonTum) đi qua chiếc cầu dây văng giữa thị trấn yên bình là địa phận thôn 5, chúng tôi ghé vào ngôi nhà đối diện với chiếc cầu này, hỏi thăm bà Y Minh sinh năm 1956, dân tộc Xơ Đăng. Nhắc đến bà, người dân ở đây ai cũng biết bởi bà rất tâm huyết với việc giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.
Cứ đầu mùa mưa (tháng 5 hằng năm), hàng trăm hộ dân tại thị trấn Đăk RVe, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) phải vất vả tìm nguồn nước sạch để sinh hoạt bởi nguồn nước từ đầu nguồn về không đảm bảo. Nhiều hộ dân ở đây đang mong chờ một nguồn nước sạch đảm bảo để sử dụng, bởi ở khu vực này ngoài nguồn nước sạch được cung cấp từ hệ thống xử lý ra thì những nguồn nước người dân tự đào, khoan… đều bị nhiễm phèn, gạch đỏ, không thể sử dụng.
Được xác định là cây trồng mang lại giá trị kinh tế, vực dậy đời sống của người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong thời gian qua, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) đã tiên phong trong việc thay đổi giống sắn (mỳ) thay cho giống truyền thống. Chính việc mạnh dạn thay đổi giống đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho người dân, nâng cao giá trị cây sắn mà còn hạn chế rất lớn tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
Gia đình chị Nguyễn Thị Ước (34 tuổi), Bí thư Chi bộ thôn 3, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum là hộ gia đình đầu tiên của huyện đủ điều kiện trong kế hoạch nhân rộng mô hình trồng sâm đá tại địa phương.
Nhắc đến nhạc cụ Tây Nguyên người ta thường nói về đàn T’Rưng, cồng chiêng, Ting-ning, đàn đá, ít ai biết về một loại nhạc cụ có âm thanh nỉ non như tiếng lòng của các chàng trai muốn “bắt vợ” của những tộc ít người tại Tây Nguyên, đó là đàn K’Ni hay còn được gọi “đàn tình yêu”.
Tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Kon Tum) và 9 huyện (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông và Ia H'Drai).