Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, vào lúc 17 giờ, ngày 20/4, do ảnh hưởng của mưa đá kèm theo giông sét và lốc xoáy đã gây thiệt hại về nhà ở, tài sản, hoa màu, công trình công cộng ở một số địa phương như: thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi và huyện Kon Rẫy.
Cụ thể, tại thành phố Kon Tum, giông lốc đã làm 15 công trình nhà ở bị tốc mái, hư hỏng, trong đó có 1 công trình nhà ở kiên cố bị sập hoàn toàn tại xã Vinh Quang, 14 công trình nhà kiên cố bị tốc mái. Tại tổ 7, phường Quang Trung, có một cổng chào văn hóa bị sập. Ngành Nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng khi có 50 ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch bị ngã đổ, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ngoài ra, giông lốc cũng đã làm gần 0,4 ha cây cao su bị ngã đổ hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số công trình giao thông, hệ thống cột, đường dây điện, cơ sở hạ tầng như tường rào, cổng, cây xanh đô thị bị gãy, đổ, hư hỏng.
Tại huyện huyện Kon Rẫy, hơn 300m mái tôn nhà ở, nhà kho bị tốc mái, 3 loa phát thanh bị hư hỏng,1 cụm pano kích thước 32m bị hư hỏng hoàn toàn, 20m tường rào bị sập. Đặc biệt, giông lốc đã làm khoảng 300 cây công nghiệp gồm cây cà phê, cao su, sầu riêng, mãng cầu…bị gãy đổ.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra đánh giá tình hình thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền và đề xuất biện pháp khắc phục. Trước mắt, đối với các nhà dân bị sập và tốc mái, các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng ban chức năng, các xã, phường tổ chức vận động nhân dân và huy động nguồn lực tại chỗ để giúp đỡ các hộ bị thiệt hại khắc phục ổn định cuộc sống.
Đối với thiệt hại về nông nghiệp, các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức phối hợp với các xã rà soát, thống kê và tổng hợp báo cáo đề xuất hướng xử lý, khắc phục. Riêng đối với thiệt hại về cơ sở hạ tầng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra đánh giá tình hình thiệt hại, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức đánh giá theo đúng quy định tại Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
Cụ thể, tại thành phố Kon Tum, giông lốc đã làm 15 công trình nhà ở bị tốc mái, hư hỏng, trong đó có 1 công trình nhà ở kiên cố bị sập hoàn toàn tại xã Vinh Quang, 14 công trình nhà kiên cố bị tốc mái. Tại tổ 7, phường Quang Trung, có một cổng chào văn hóa bị sập. Ngành Nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng khi có 50 ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch bị ngã đổ, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ngoài ra, giông lốc cũng đã làm gần 0,4 ha cây cao su bị ngã đổ hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số công trình giao thông, hệ thống cột, đường dây điện, cơ sở hạ tầng như tường rào, cổng, cây xanh đô thị bị gãy, đổ, hư hỏng.
Tại huyện huyện Kon Rẫy, hơn 300m mái tôn nhà ở, nhà kho bị tốc mái, 3 loa phát thanh bị hư hỏng,1 cụm pano kích thước 32m bị hư hỏng hoàn toàn, 20m tường rào bị sập. Đặc biệt, giông lốc đã làm khoảng 300 cây công nghiệp gồm cây cà phê, cao su, sầu riêng, mãng cầu…bị gãy đổ.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra đánh giá tình hình thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền và đề xuất biện pháp khắc phục. Trước mắt, đối với các nhà dân bị sập và tốc mái, các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng ban chức năng, các xã, phường tổ chức vận động nhân dân và huy động nguồn lực tại chỗ để giúp đỡ các hộ bị thiệt hại khắc phục ổn định cuộc sống.
Đối với thiệt hại về nông nghiệp, các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức phối hợp với các xã rà soát, thống kê và tổng hợp báo cáo đề xuất hướng xử lý, khắc phục. Riêng đối với thiệt hại về cơ sở hạ tầng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra đánh giá tình hình thiệt hại, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức đánh giá theo đúng quy định tại Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
Quang Thái
TTXVN