Ngày 2/4, ông Lê Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND xã Đắk Som đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình có nhà cửa bị thiệt hại do giông lốc vào chiều tối 1/4.
Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực trong tỉnh Bắc Kạn từ chiều mùng 6 đến sáng 7/9 có mưa dông rải rác, từ trưa chiều ngày 7/9 đến 15 giờ ngày 8/9/2024 có mưa to đến rất to trên diện rộng; gió bão mạnh cấp 4 – 5, giật cấp 6, cấp 7. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 7/9 đến 15 giờ ngày 8/9 phổ biến từ 100 – 202,6 mm. Lũ trên các sông hiện tại đang ở mức báo động cấp 1, trên Sông Cầu tại Thác Giềng lũ trên bão động cấp 2 là 0.59m.
Chiều 20/5, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 19-20/5, mưa dông kèm lốc, sét trên địa bàn tỉnh đã khiến 2 người chết, hàng trăm ha lúa, hoa màu bị thiệt hại.Theo đó, từ 13 giờ ngày 19/5 đến 7 giờ ngày 20/5, trên địa bàn tỉnh có mưa rào và dông kèm lốc, sét và gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến từ 5-20mm. Lượng mưa đo được tại một số nơi như: Trạm thủy văn Mường Lát 26mm, thủy văn Hồi Xuân 23mm, trạm khí tượng Nga Sơn 22mm...
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng thông tin, vào đêm 19, rạng sáng 20/4, trên địa bàn các huyện Nguyên Bình, Hoà An, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hạ Lang (tỉnh Cao Bằng) đã xảy ra mưa dông, lốc gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu của nhân dân.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc, mưa đá kèm sét gây ra trên địa bàn trong ngày 29/3, giúp người dân nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất.
Theo báo cáo của UBND huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn), ngày 23/4 trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa to kèm giông lốc khiến 70 ngôi nhà bị hư hỏng, hàng trăm ha cây trồng bị ảnh hưởng.
Tại tỉnh Điện Biên, trận giông lốc kèm mưa lớn, cục bộ có nơi xảy ra mưa đá diễn ra vào đêm 17/4 và rạng sáng ngày 18/4 đã khiến một số nhà dân bị hư hại. Ngay trong sáng 18/4, chính quyền địa phương đã triển khai lực lượng tại chỗ, tập trung khắc phục, rà soát thiệt hại nhằm sớm ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân.
Liên quan đến vụ giông, lốc xảy ra vào chiều 27/3, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, qua thống kê, có 158 căn nhà bị sập, tốc mái ở hai huyện Phú Tân, An Phú và thị xã Tân Châu.
Chiều 27/3, mưa lớn kèm giông lốc khiến 93 căn nhà và nhiều diện tích hoa màu, cây ăn trái của người dân ở xã biên giới Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang thiệt hại nặng.
Tại tỉnh Điện Biên, trận mưa lớn kéo dài kèm giông lốc mạnh xảy ra vào chiều tối 13/9 đã gây thiệt hại và ảnh hưởng nghiệm trọng đến hệ thống lưới điện trên địa bàn, làm gián đoạn việc cấp điện trên địa bàn các huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên Đông, huyện Điện Biên và xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ). Ngay sau khi sự cố xảy ra, công tác khắc phục hậu quả và xử lý sự cố đã được các đơn vị tiến hành khẩn trương. Đến khoảng 16 giờ ngày 14/9, đơn vị đã khắc phục xong sự cố và cấp điện trở lại cho 255 khách hàng.
Ngày 13/5, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, mưa to kèm giông lốc xảy ra tối 12/5 trên địa bàn tỉnh diện rộng, gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân huyện Nậm Nhùn, Tam Đường và Tân Uyên.
Những cơn giông, lốc vào thời điểm giao mùa xuất hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đã gây những thiệt hại ban đầu. Ngành chức năng tỉnh Kon Tum khuyến cáo người dân cần cẩn trọng với những hiện tượng thời tiết bất thường như giông, lốc, sét đánh… để tránh thiệt hại về người và của.
Tối 24/3, rạng sáng 25/3, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra mưa đá kèm theo gió lốc, làm tốc mái, hư hỏng nhiều vật dụng gia đình, chuồng trại chăn nuôi và hoa màu của nhiều hộ dân.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ đêm 17/3 đến sáng 18/3 các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa to và dông kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân hai huyện Lục Yên, Yên Bình.
Trong đêm 2 và sáng 3/3, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa đá, giông lốc ở nhiều nơi, gây thiệt hại nặng về nhà ở và sản xuất nông nghiệp của người dân.
Chiều 23/7, mưa lớn kèm theo gió giật mạnh trên địa bàn các huyện Tịnh Biên, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) đã làm một người chết, 604 căn nhà bị đổ sập và tốc mái, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu cho người dân.
Theo báo cáo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Krông Pa, hai ngày qua, trên địa bàn xảy ra mưa giông kèm theo gió lốc mạnh. Gần 70 hộ đồng bào dân tộc thiểu số của 4 xã (Ia Mah, Uar, Ia Rsai và Chư RCăm) thuộc huyện Krông Pa bị sập nhà, tốc mái, ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Gia Lai đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ những hộ gia đình trên, giúp người dân sớm ổn định lại cuộc sống.
Những cơn mưa bất thường giữa mùa nắng nóng ở Tây Nguyên xuất hiện mang theo nhiều niềm vui cho người dân, hàng ngàn cây trồng được “giải cơn khát nước”. Tuy nhiên, người dân cũng như chính quyền địa phương cần cẩn trọng với những cơn mưa, giông lốc trái mùa này.
Vào lúc 15 giờ 40 phút ngày 8/4, trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã xuất hiện giông lốc, kèm theo mưa đá với kích thước ước chừng bằng đầu ngón tay, khiến một số diện tích hoa màu bị hư hại.
Từ chiều 29/3 đến tối 31/3, trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra hiện tượng giông lốc, mưa đá gây nhiều thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân địa phương.
Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, đêm 14/4 và rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xuất hiện mưa giông kèm theo gió giật với lượng mưa phổ biến từ 45 mm đến 54 mm, gió giật mạnh từ cấp 5 - 7; một số nơi tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn kèm theo mưa đá.
Vào lúc 16 giờ, ngày 22/2, tại huyện Điện Biên (Điện Biên) đã xảy ra một trận giông lốc kèm theo mưa đá khiến 4 nhà dân trên địa bàn xã Núa Ngam bị hư hại.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, chiều 2/8, trên địa bàn hai huyện Bảo Thắng và Mường Khương đã xảy ra giông lốc, sét đánh làm chết 2 người, bị thương 3 người; nhiều nhà dân bị sập, tốc mái.