Hiệu quả sản xuất ở vùng ven biển Gò Công

 Hiệu quả sản xuất ở vùng ven biển Gò Công
Tiền Giang phát triển cây cam trên đất vùng ngập lũ đầu nguồn. Ảnh : Nguyễn Minh Trí - TTXVN
Tiền Giang phát triển cây cam trên đất vùng ngập lũ đầu nguồn.
Ảnh : Nguyễn Minh Trí - TTXVN
Tuy nhiên, do có một mặt tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 32 km, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thiên tai hạn – mặn thường xuyên xảy ra gây hại hàng năm nên tình hình sản xuất lúa gần đây gặp rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề, thu nhập sụt giảm. Nhất là ngành trồng lúa luôn đối mặt nhiều rủi ro, bất trắc.. Để tháo gỡ, từ năm 2018, Tiền Giang triển khai đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Mục tiêu nhằm khắc phục hạn chế, khiếm khuyết nghề trồng lúa địa bàn khó khăn, đa dạng hóa cây trồng trong bối cảnh thiếu nước do tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ổn định sản xuất và thu nhập cho người dân. Về lâu dài, đẩy mạnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Từ khi thực hiện đề án đến nay đã thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng trên diện tích gieo trồng khoảng 20.000 ha. Để hỗ trợ nông dân chuyển đổi thành công, tỉnh quan tâm tới chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng các mô hình, thực hiện các chính sách hỗ trợ thích hợp đồng thời với đầu tư kiện toàn cơ sở hạ tầng giao thông – thủy lợi phục vụ mục đích đề án. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 525 cuộc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thu hút trên 16.000 lượt nông dân với những nội dung thiết thực như: lịch thời vụ, mục đích và ý nghĩa đề án, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh từng loại cây trồng phù hợp…Thực hiện gần 20 mô hình chuyển giao kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa, cây ăn quả đặc sản,… Mặt khác, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng trên 2,6 tỷ đồng với diện tích hưởng lợi trên 900 ha. Ngoài ra, tỉnh còn thi công 596 công trình thủy lợi nội đồng lấy nước tưới tiêu phục vụ sản xuất với tổng chiều dài trên 733.000 m và khối lượng đất đào đắp trên 2,8 triệu m3. Việc chuyển đổi đang mang lại kết quả tốt. Thay cho trồng lúa độc canh nhiều rủi ro, nông dân duyên hải Gò Công đã đưa các loại cây ăn quả đặc sản vào cơ cấu cây trồng như: thanh long, mãng cầu xiêm, cây có múi,…Đặc biệt, xã Kiểng Phước tiếp giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông chuyển hàng trăm ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long theo tiêu chí VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa tạo nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu cao. Phó Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Thị Kim Phương cho biết, hai huyện ven biển là Gò Công Đông và Gò Công Tây đã chuyển khoảng 500 ha đất trồng lúa độc canh sang trồng thanh long xuất khẩu, nâng tổng diện tích thanh long Tiền Giang lên trên 8.800 ha, chủ yếu cung ứng thị trường xuất khẩu. Ước tính, mỗi ha thanh long sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng không dưới nửa tỷ đồng/ năm, cao gấp nhiều lần trồng lúa độc canh, bấp bênh ngày trước. Mô hình đưa cây rau màu xuống chân ruộng cũng cho thu nhập trung bình từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng/ ha/ năm, cao gấp 3 – 4 lần trồng lúa năng suất cao trước đây. Nông dân Trần Công Minh, cư ngụ tại xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông chuyển đổi 2.500 m2 đất trồng lúa sang trồng rau màu thực phẩm: hành, hẹ, khổ qua, dưa leo…mùa nào thức nấy theo ngưỡng an toàn. Trung bình, mỗi năm, gia đình ông quay vòng 8 vụ, trừ chi phí còn lãi trên 31 triệu đồng, tương đương mức lãi trên 120 triệu đồng/ha/năm, cao gấp ba lần trồng lúa năng suất cao lại không phải lo lắng thiên tai bão tố hàng năm gây hại. Theo ông Minh, chuyển đổi cây trồng ở ven biển Gò Công đang là nhu cầu bức thiết nhằm chủ động ứng phó thiên tai, nông dân hưởng lợi và an tâm an cư lạc nghiệp. Qua đó, mở ra triển vọng đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội thích ứng biến đổi khí hậu tại các địa phương vùng duyên hải phía Đông mà rõ nhất là huyện ven biển Gò Công Đông. Đến nay, huyện có 7/11 xã được công nhận và ra mắt xã nông thôn mới. Năm 2020, địa phương phấn đấu có 100% số xã ra mắt xã nông thôn mới đồng thời ra mắt huyện nông thôn mới đầu tiên ở tỉnh Tiền Giang. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, năm 2019, toàn vùng phấn đấu có thêm 1.721 ha cắt vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong đó cắt vụ 817 ha; chuyển đổi cơ cấu cây trồng 904 ha: gồm chuyển trồng màu 338 ha, chuyển sang trồng cây ăn quả và cây lâu năm 458 ha, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi 108 ha. Đây là cơ hội mới cho nông dân vùng duyên hải phía Đông tỉnh phát triển sản xuất bền vững và đảm bảo an sinh xã hội thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, an cư lạc nghiệp.
Minh Trí

Có thể bạn quan tâm