Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 139/QĐ-TTg công nhận huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông là địa bàn trọng điểm của tỉnh Gò Công trong kháng chiến chống Mỹ. 47 năm trôi qua, Tăng Hòa đã trở thành một trong những địa phương điển hình ở vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, vững bước đạt chuẩn nông thôn mới.
Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang nằm cạnh sông Soài Rạp không chỉ được nhiều người biết đến với cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, lễ hội Nghinh Ông, di tích Lăng Ông Nam Hải… mà còn có làng nghề cá khô truyền thống.
Trạm xá Kết hợp quân - dân y của Đồn Biên phòng Phú Tân (thuộc Bộ đội Biên phòng Tiền Giang) tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang mỗi năm khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho hơn một nghìn lượt người dân, bộ đội, gia đình chính sách, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và người dân địa phương.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, nhằm thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, trong giai đoạn 2020 – 2025, địa phương có kế hoạch chuyển đổi khoảng 7.700 ha đất canh tác lúa sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi thủy sản.
Mùa khô 2020, hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, đối với các huyện vùng ngọt hóa Gò Công phía Đông của tỉnh, người dân địa phương vừa phải chống hạn mặn ứng cứu cây trồng, giảm nhẹ thiệt hại, vừa phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt gay gắt.
Tỉnh Tiền Giang đang khuyến khích hộ dân phát triển nuôi dê tại những địa bàn khó khăn như: vùng duyên hải Gò Công, vùng ngập lũ, vùng Đồng Tháp Mười và các cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền... Cách làm này giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, nâng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.
Các huyện duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, huyện cù lao Tân Phú Đông có tổng diện tích tự nhiên 100.760 ha, chiếm 40,17% diện tích tự nhiên cả tỉnh; trong đó, diện tích đất nông nghiệp 55.792 ha với cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa năng suất cao gần 32.000 ha, chiếm 56,4% diện tích sản xuất toàn vùng. Riêng sản lượng lúa hàng năm đạt trên 490.000 tấn, đóng góp 36,63% sản lượng lương thực toàn tỉnh.
Khu du lịch biển Tân Thành (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) được coi là một trong những bãi biển cát đen đẹp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, bãi biển này đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng và kéo theo đó là tình trạng khách du lịch đến rồi không trở lại.