Kiên Giang điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông đảo Phú Quốc

Kiên Giang điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông đảo Phú Quốc
Tuyến cáp treo từ An Thới – Hòn Thơm Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Tuyến cáp treo từ An Thới – Hòn Thơm Ảnh: Lê Sen - TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn nhấn mạnh, giao thông vận tải đảo Phú Quốc là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Điều chỉnh lại quy hoạch phát triển giao thông vận tải này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng cũng như các quy hoạch khác mới được phê duyệt liên quan đến phát triển đảo Phú Quốc.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bền vững đảo Phú Quốc bao gồm: đường bộ, cảng biển, cảng hàng không nhằm tăng khả năng giao lưu giữa đảo Phú Quốc với đất liền, với các đảo ở vùng biển Tây Nam và các nước trong khu vực; làm cơ sở pháp lý để triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kêu gọi đầu tư.

Theo đó, đầu tư phát triển khoảng 22 tuyến đường bộ, tổng chiều dài hơn 255 km trên đảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp III địa hình đồng bằng và đồi; đường cấp II, III, IV địa hình vùng núi; bố trí bến xe tại 2 thị trấn Dương Đông và An Thới, khu vực Suối Cái với diện tích tối thiểu 15.000 m²/bến; trạm dừng xe buýt trên các tuyến đường,… Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đảm bảo phục vụ cho các loại máy bay B777, B787, A350 hoặc tương đương; công suất 4 - 6 triệu khách/năm và 100.000 - 200.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2020; 15 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2030. 

Triển khai xây dựng kè biển kết hợp đường giao thông trên đảo Kiên Hải. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
 Triển khai xây dựng kè biển kết hợp đường giao thông trên đảo Kiên Hải.
Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN

Tiếp đến, quy hoạch hệ thống cảng biển tại 2 thị trấn Dương Đông và An Thới; các khu vực Vịnh Đầm, mũi Đất Đỏ, Bãi Vòng, Đá Chồng phục vụ tập kết hàng hóa và hành khách. Xây dựng bến cảng cá và du thuyền tại những trung tâm đánh bắt hải sản như Hàm Ninh, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm. Xây dựng các cảng du lịch Hòn Thơm, Bãi Trường, mũi Móng Tay, Rạch Vẹm.

Tổng quỹ đất dành cho phát triển giao thông hơn 1.745 ha, chiếm 3% diện tích đất đảo Phú Quốc. Tổng vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 5.940 tỷ đồng và sau năm 2020 là 21.250 tỷ đồng từ các nguồn trung ương, địa phương và những nguồn hợp pháp khác.

Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các ngành hữu quan và huyện Phú Quốc công bố quy hoạch; lập kế hoạch đầu tư 5 năm và kế hoạch hàng năm theo quy định; tổ chức giới thiệu dự án, xúc tiến đầu tư để tạo nhiều cơ hội về nguồn vốn đầu tư các công trình giao thông trên đảo.

Tỉnh cũng giao Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc chịu trách nhiệm trong việc quản lý điều hành và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch.
Lê Huy Hải

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.