Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Những con đường liên ấp sình lầy, gió bụi đã được thay mới bằng những tuyến đường bê tông; con em đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh được đến trường, có việc làm ổn định. Ảnh: Thanh Hòa
Những con đường liên ấp sình lầy, gió bụi đã được thay mới bằng những tuyến đường bê tông; con em đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh được đến trường, có việc làm ổn định. Ảnh: Thanh Hòa

Sau gần 20 năm triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 và 10 năm thực hiện Kết luận 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bằng những chủ trương, biện pháp và cách làm phù hợp, tỉnh Trà Vinh đã làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc Khmer…

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ảnh 1Gia đình ông Kiên Thỏ ở xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành (Trà Vinh) chuyển đổi 0,2 ha đất trồng lúa sang trồng hẹ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Ảnh: Thanh Hòa

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi trở lại xã Đa Lộc, huyện Châu Thành - địa phương có gần 14.000 người, 80% là đồng bào Khmer. Cảm nhận đầu tiên là những con đường liên ấp sình lầy, gió bụi trước kia giờ được thay mới bằng những tuyến đường bê tông. Con em đồng bào Khmer được đến trường, có việc làm ổn định…

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ảnh 2Gia đình anh Thạch Nhựt ở ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thoát nghèo nhờ được Nhà nước hỗ trợ vay vốn ưu đãi để xây nhà và hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Thanh Hòa

Theo ông Phạm Văn Kiệt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đa Lộc, đồng bào Khmer nơi đây đã tích cực lao động, sản xuất nhằm cải thiện đời sống. Từ một xã đặc biệt khó khăn, đến cuối năm 2021, Đa Lộc đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đạt 54 triệu đồng/người/năm (tăng 34 triệu đồng/người/ năm so với năm 2010); giá trị sản xuất bình quân đạt trên 134 triệu đồng/ha/năm (tăng hơn 60 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010). Toàn xã chỉ còn 28 hộ nghèo (giảm hơn 1.000 hộ nghèo so với năm 2010). Điển hình cho sự nỗ lực vươn lên là hộ anh Thạch Nhựt ở ấp Giồng Lức, nhờ được cấp 300 m2 đất, vay 50 triệu đồng xây nhà và hỗ trợ 1 con bò trị giá 7,5 triệu đồng, gia đình anh đã tích cực tăng gia sản xuất và thoát nghèo bền vững.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ảnh 3Những con đường liên ấp sình lầy, gió bụi đã được thay mới bằng những tuyến đường bê tông; con em đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh được đến trường, có việc làm ổn định. Ảnh: Thanh Hòa
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ảnh 4Kéo điện về với vùng đồng bào Khmer huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Sơn

Trà Vinh hiện có trên 300.000 người là đồng bào Khmer, sống tập trung tại các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần. Triển khai nhiệm vụ phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2016 - 2020, Trà Vinh đã đầu tư trên 2.100 tỷ đồng xây dựng 685 công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế… Tỉnh còn chi hàng trăm tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, chuyển đổi nghề, giải quyết vấn đề đất ở, nhà ở… cho hàng chục nghìn hộ đồng bào Khmer. Ông Hà Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh khẳng định, đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc là nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự đồng tâm hiệp lực của các cấp chính quyền và nhân dân.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ảnh 5Vào dịp lễ hội Ok Om Bok, đua ghe Ngo đã thu hút hàng chục đội ghe Ngo tham gia và trở thành sự kiện văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa

Để tiếp tục hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao mức sống giai đoạn 2021 - 2025, Trà Vinh sẽ thực hiện 10 dự án với tổng kinh phí trên 1.711 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2025 không còn xã đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân của đồng bào DTTS đạt 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 3 - 4%/ năm. Định hướng này sẽ là động lực, là niềm tin để đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đồng sức, đồng lòng phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Thanh Hòa

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm