Hồ Thị Viên bên vườn cà gai leo của mình. Ảnh: vov4.vov.vn |
Dưới chân núi Pré của làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hàng ngàn gốc cà gai leo đang bén rễ trổ những mầm xanh, vươn mình dưới cái nắng của vùng đất cao nguyên. Giống cây này đã quá quen thuộc với đồng bào Banar nơi đây. Trước đây, cây cà gai leo đã được sử dụng như một loại thuốc quý và là đồ uống thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng bà con lại chưa biết cách để biến thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế. Cô gái Hồ Thị Viên đã nhận ra điều này. Thông qua việc tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng internet, Viên biết tác dụng của giống cây trồng này. Nhưng việc Viên quyết định chọn cây cà gai leo để khởi nghiệp thì cho tới tận bây giờ, Viên vẫn cho rằng mình cũng có chút gì đó liều lĩnh. Và chính sự “liều lĩnh” của cô đã mang lại những tín hiệu tích cực, để rồi cô gắn bó với loài cây này.
Đôi chút liều lĩnh để thực hiện ước mơ, ngay chính Hồ Thị Viên cũng không lý giải nổi. Bởi từ lúc hình thành ý tưởng, cho tới khi thực hiện mô hình, cô không dám nói cho bất kỳ ai, bởi Viên e ngại mọi người cho đó đó là một sự gàn dở. Cô cũng sợ không ai tin tưởng và ủng hộ cô- một cô gái trông thư viện và nhà văn hóa xã, chẳng có gì trong tay... ngoài quyết tâm và sự liều lĩnh để thực hiện ý tưởng. Nhờ quyết tâm theo đuổi đam mê và, Hồ Thị Viên đã vận động được 10 hộ dân tham gia.
Việc triển khai mô hình cà gai leo của Hồ Thị Viên được thực hiện từ cuối năm 2017. Tuy khó, nhưng nhờ có sự đồng lòng của tất cả các thành viên, lại được nhận sự hỗ trợ từ hợp tác xã nông nghiệp Tú An, mô hình trồng cà gai leo của Viên đã dần hình thành.
Ham học hỏi, mày mò về khoa học kỹ thuật, nên cánh đồng cà gai leo chừng 2ha với hơn 80 nghìn cây giống của Viên đang lên xanh tốt. Theo tính toán, nếu chăm sóc tốt, mức đầu tư khoảng 15 triệu/ha, thì chỉ khoảng 4 tháng thôi, cà sẽ cho thu hoạch, năng suất có thể lên tới 5 đến 7 tấn/ha/năm, giá thị trường dao động từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg thì đây thực sự là lời giải cho bài toán phát triển kinh tế nơi vùng khó này.
Ông Hồ Văn Hay là một trong những thành viên gắn bó với ý tưởng của Hồ Thị Viên từ những ngày, đầu tâm sự: lúc đầu ông cũng e ngại bởi chưa biết cây cà gai leo sẽ phát triển như thế nào, song không hiểu sao ông tin vào trí tuệ và tâm huyết của cô gái trẻ này. Ông đã được Viên hướng dẫn cách chăm sóc, cách tưới tiêu cho cây cà gai leo. Đến nay ông đã nắm vững và vườn cà đã phát triển mạnh. Hy vọng một mùa vụ bội thu
Vấn đề quan tâm nhất của Viên và bà con trong dự án là làm sao các sản phẩm của cây cà gai leo sẽ có đầu ra ổn định. Chính vì vậy, ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật thì vấn đề đầu ra cho cây cà gai leo cũng được Viên tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua nhiều kênh thông tin. Không những thế, với sự hỗ trợ của HTX Nông nghiệp Tú An, cô cũng phần nào yên tâm hơn.
Ông Lê Văn Bộ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, dự án trà dược liệu của bà con làng Pơ Nang nói chung và của Hồ Thị Viên nói riêng, có tiềm năng và có những bước phát triển tương đối tốt nên hợp tác xã không ngần ngại liên kết để nâng tầm sản xuất, tiêu thụ.
Tuy mới chỉ là bước đầu, song mô hình khởi nghiệp của cô gái trẻ người Banar Hồ Thị Viên đã được đông đảo bà con trong làng Pơ Nang tin tưởng, bởi họ thấy được sự quyết tâm và tâm huyết trong cô. Sự chịu khó học hỏi, mày mò và quan trọng là mạnh dạn thử nghiệm, đã giúp mô hình khởi nghiệp của Viên đang từng ngày rõ nét, những trái ngọt thành công đã bắt đầu xuất hiện trên mảnh đất khô cằn nơi cao nguyên đầy nắng và gió này.
Từ ý tưởng sáng tạo của cô gái Ba Na, chính quyền xã Tú An cũng như thị xã An Khê đã chung tay, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho dự án phát triển. Với sự hỗ trợ quý giá ấy, dự án của Hồ Thị Viên đã lọt vào top 20 trong số 128 dự án nông nghiệp trong cả nước để Ủy ban Dân tộc của Chính Phủ đề xuất Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Ông Hồ Văn Hay là một trong những thành viên gắn bó với ý tưởng của Hồ Thị Viên từ những ngày, đầu tâm sự: lúc đầu ông cũng e ngại bởi chưa biết cây cà gai leo sẽ phát triển như thế nào, song không hiểu sao ông tin vào trí tuệ và tâm huyết của cô gái trẻ này. Ông đã được Viên hướng dẫn cách chăm sóc, cách tưới tiêu cho cây cà gai leo. Đến nay ông đã nắm vững và vườn cà đã phát triển mạnh. Hy vọng một mùa vụ bội thu
Vấn đề quan tâm nhất của Viên và bà con trong dự án là làm sao các sản phẩm của cây cà gai leo sẽ có đầu ra ổn định. Chính vì vậy, ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật thì vấn đề đầu ra cho cây cà gai leo cũng được Viên tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua nhiều kênh thông tin. Không những thế, với sự hỗ trợ của HTX Nông nghiệp Tú An, cô cũng phần nào yên tâm hơn.
Ông Lê Văn Bộ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, dự án trà dược liệu của bà con làng Pơ Nang nói chung và của Hồ Thị Viên nói riêng, có tiềm năng và có những bước phát triển tương đối tốt nên hợp tác xã không ngần ngại liên kết để nâng tầm sản xuất, tiêu thụ.
Tuy mới chỉ là bước đầu, song mô hình khởi nghiệp của cô gái trẻ người Banar Hồ Thị Viên đã được đông đảo bà con trong làng Pơ Nang tin tưởng, bởi họ thấy được sự quyết tâm và tâm huyết trong cô. Sự chịu khó học hỏi, mày mò và quan trọng là mạnh dạn thử nghiệm, đã giúp mô hình khởi nghiệp của Viên đang từng ngày rõ nét, những trái ngọt thành công đã bắt đầu xuất hiện trên mảnh đất khô cằn nơi cao nguyên đầy nắng và gió này.
Từ ý tưởng sáng tạo của cô gái Ba Na, chính quyền xã Tú An cũng như thị xã An Khê đã chung tay, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho dự án phát triển. Với sự hỗ trợ quý giá ấy, dự án của Hồ Thị Viên đã lọt vào top 20 trong số 128 dự án nông nghiệp trong cả nước để Ủy ban Dân tộc của Chính Phủ đề xuất Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Theo: vov4.vov.vn