Tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp quản lý và bảo vệ rừng, trong đó chú trọng vận động người dân thực hiện trồng rừng thay thế bằng cây bản địa. Đến nay đã có hàng trăm hộ dân thực hiện công tác phủ xanh đất trống với nhiều mô hình “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng xen kẽ cây ngắn ngày, cây dược liệu dưới tán rừng.
Với tư duy mới, cùng với việc thu thập kiến thức qua nhiều kênh thông tin, Hồ Thị Viên, người Banar đã mạnh dạn khởi nghiệp. Mô hình khởi nghiệp của cô gắn với chính mảnh đất khô cằn nơi cao nguyên. Đó là cây cà gai leo, một loại dược liệu quý và đang được tiêu thụ khá mạnh trên thị trường.
Để bảo tồn nguồn gien quý cây bản địa quất hồng bì ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp đã tiến hành lựa chọn những cây tốt nhất để bình tuyển giống. Qua 3 năm theo dõi và đánh giá 37 cây quất hồng bì trong vườn các hộ dân, ngày 10/8, Hội đồng Khoa học Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã lựa chọn, bỏ phiếu bình tuyển được 19 cây quất hồng bì đầu dòng, có tính đa dạng sinh học, thu hoạch rải vụ.