Khai thác tiềm năng du lịch Bán đảo Sơn Trà

Khai thác tiềm năng du lịch Bán đảo Sơn Trà

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc, Bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.390 ha, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, khí hậu trong lành, hệ thống giao thông thuận lợi nối liền trung tâm thành phố. Bán đảo Sơn Trà là địa điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan, trải nghiệm, có nhiều tiềm năng du lịch đang được thành phố Đà Nẵng đưa vào khai thác, phát triển với nhiều loại hình đặc sắc.

Khai thác tiềm năng du lịch Bán đảo Sơn Trà ảnh 1Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thoáng rộng, không khí trong lành. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Nhiều điểm du lịch tại Bán đảo Sơn Trà

Theo thông tin của Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà, hiện nay, Bán đảo Sơn Trà có 5 tuyến du lịch, với các điểm dừng chân tham quan như nhà Vọng Cảnh, Sân bay trực thăng cũ, đỉnh Bàn cờ tiên, điểm bay dù lượn, cây đa di sản Sơn Trà, di tích lịch sử Hang bà Đính, di tích lịch sử Mom Nở, khu Trường Mai - Nhất Lâm Thủy Trang Trà, tuyến du lịch đường thủy ven chân bán đảo Sơn Trà…

Để bảo đảm an toàn cho du khách khi dã ngoại, thăm quan tại bán đảo Sơn Trà, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà bố trí xe 16 chỗ ngồi trung chuyển khách tham quan trên 3 tuyến tham quan chính (từ nút giao đường Hoàng Sa đi điểm tham quan cây đa di sản, từ nút giao đường Yết Kiêu đi Đỉnh Bàn cờ - Bãi Bắc, từ nút giao đường Yết Kiêu – Suối Ôm).

Các cá nhân, doanh nghiệp còn kinh doanh khai thác các tour lặn ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân tại bán đảo Sơn Trà.

Bán đảo Sơn Trà có nhiều dự án đã đưa vào hoạt động như: Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort; Sơn Trà Resort & Spa; Khu Du lịch Biển Đông; Khu Du lịch Tiên Sa. Các dự án đang triển khai như khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa, Khu du lịch sinh thái biển kết hợp nuôi trồng thủy sản, Khu Du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái cao cấp Ghềnh Đa – Mũi Nghê, Khu dịch vụ ven biển và biệt thự sinh thái cao cấp Hồ Xanh, Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Tây nam Suối Đá, Khu Du lịch Sơn Hải, Mercure Sơn Trà Resort, Khu Du lịch Bãi Bụt.

Phát triển và bảo tồn tài nguyên du lịch ở Sơn Trà

Trưởng Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà Nguyễn Đức Vũ cho hay, dựa trên các lợi thế hệ sinh thái rừng, biển đa dạng, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà đã xây dựng các chương trình phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, ngắm cảnh của người dân và du khách đến Bán đảo Sơn Trà như: Vòng quanh bán đảo Sơn Trà; lên rừng xuống biển; lặn ngắm san hô và câu cá cùng ngư dân; ngắm động vật hoang dã; chương trình “Ngắm hoàng hôn Sơn Trà - Sơn Trà Sunset”.

Trưởng Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà Nguyễn Đức Vũ chia sẻ: “Trong thời gian đến, Ban Quản lý Bán đảo sẽ khai thác nhiều loại hình du lịch đặc sắc như tổ chức tour khám phá, trải nghiệm đời sống ngư dân ở Thọ Quang, Mân Thái; khai thác điểm dừng chân ngắm cảnh, mở các tour du lịch bằng xe đạp, đi bộ khám phá Sơn Trà…”

Đặc biệt, để khai thác lợi thế, tiềm năng tài nguyên, tạo sản phẩm du lịch mới, thu hút người dân và du khách đến tham quan vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực về đêm tại bãi biển Mỹ An. Đà Nẵng sẽ triển khai thí điểm dịch vụ du lịch đêm tại bãi biển Mỹ An, mở cửa đón khách từ ngày 30/4/2022.

Khai thác tiềm năng du lịch Bán đảo Sơn Trà ảnh 2Nhiều công trình vui chơi được tu sửa, bổ sung mới để phục vụ du khách trở lại tại Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Theo ông Nguyễn Đức Vũ, khu vui chơi, giải trí về đêm tại bãi biển Mỹ An sẽ tổ chức các dịch vụ đa dạng phục vụ du khách như: các loại hình ẩm thực; dịch vụ chiếu phim trên bãi biển; massage trị liệu; tổ chức sân khấu sự kiện ngoài trời kết hợp tổ chức sinh hoạt cộng đồng, các trò chơi dân gian; tạo không gian để chụp ảnh trên bãi biển…Các hoạt động dịch vụ này sẽ được tổ chức xuyên đêm, hay đến khoảng 2 giờ đến 3 giờ sáng tùy theo nhu cầu của du khách.

Trưởng Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà Nguyễn Đức Vũ cho biết, ngoài việc phát triển, khai thác tiềm năng du lịch ở Bán đảo Sơn Trà, công tác bảo tồn các tài nguyên luôn được chú trọng. Hiện nay, một số hoạt động của người dân đã ảnh hưởng đến sinh thái như cho khỉ ăn, du lịch bụi…

Khai thác tiềm năng du lịch Bán đảo Sơn Trà ảnh 3Trẻ em vui chơi với những mô hình khủng long. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Theo ông Nguyễn Đức Vũ, để bảo vệ Bán đảo Sơn Trà được sạch - đẹp -an toàn, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà luôn có kế hoạch tổ chức truyền thông trên địa bàn và các cửa ngõ thành phố nhằm tuyên truyền cho người dân và du khách các tác hại của việc cho động vật hoang dã ăn; triển khai chương trình “Clean up Son Tra – Vì một Sơn Trà Xanh” kêu gọi các đội, nhóm tình nguyện viên tham gia hoạt động ra quân dọn vệ sinh tại bán đảo Sơn Trà định kỳ hàng tháng để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, du khách về bảo vệ môi trường. Ban Quản lý tổ chức các chốt trực, nhắc nhở tuyên truyền du khách bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế rác thải nhựa, túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần khi tham quan bán đảo Sơn Trà. Lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, xử lý các đối tượng có hành vi xâm hại tài nguyên rừng, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà.

Ông Nguyễn Đức Vũ cho hay, trong thời gian đến, để khai thác tiềm năng, bảo tồn giá trị tài nguyên của Bán đảo Sơn Trà, Ban Quản lý đã tham mưu cho Sở Du lịch Đà Nẵng thông qua Đề án phát triển sản phẩm du lịch trên Bán đảo, trong đó xác định định hướng và lộ trình phát triển các sản phẩm du lịch; đưa ra kế hoạch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với mục đích phát triển, khai thác du lịch bền vững, góp phần khôi phục phát triển kinh tế du lịch sau dịch COVID-19.

Võ Văn Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn Đinh Quang Tuyên, tỉnh mới ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động kích cầu du lịch Bắc Kạn năm 2025, với mục đích tăng cường các giải pháp kích cầu, thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn... Tỉnh phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Chiều 24/3, tại thành phố Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các tổ chức, doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói". Địa phương đã sẵn sàng cho chuỗi các hoạt động nhằm tạo đà bứt phá cho thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.