Sự kiện tỉnh Quảng Ninh công bố, khai trương các hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào cuối tháng 3 mới đây là khởi đầu cho chủ trương mở rộng không gian du lịch biển, đảo, giảm áp lực cho Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024. Sự kiện đã giúp "đánh thức" các làng nghề sản xuất gạch gốm ở kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít phát huy tiềm năng theo hướng đi mới, nhằm tôn vinh thành quả của người dân, từng bước đưa nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm, điểm đến xanh thu hút du khách.
Ngày 26/10, lễ khai mạc Phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn, kết hợp tham quan trải nghiệm cảnh đẹp thiên nhiên xã Miền Đồi đã diễn ra tại xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Sự kiện đã thu hút hàng nghìn người dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan.
Trong 2 ngày (3 - 4/8), tại xã Ia Chim, UBND thành phố Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Ngày hội kết nối, quảng bá du lịch nông thôn và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Chương trình là dịp để thành phố Kon Tum khảo sát, đánh giá tiềm năng, xây dựng tour du lịch để du khách trải nghiệm các sản phẩm nông nghiệp, du lịch văn hóa - sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang Trương Quang Hải cho biết, từ nay đến năm 2025, tỉnh quan tâm quy hoạch, phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn, nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách trong nước và nước ngoài đến địa phương.
Được thành lập năm 2004, Đam Rông là một trong những huyện khó khăn nhất cả nước và của tỉnh Lâm Đồng. Nhắc đến nơi đây, mọi người chỉ biết đến một vùng đất hoang vu, hiểm trở, nghèo khó với dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số từ các tỉnh phía Bắc di cư tới. Đam Rông hôm nay đã bắt đầu trở mình thức dậy khi biết tận dụng các thế mạnh, tiềm năng du lịch của địa phương.
Huyện Vân Hồ (Sơn La) có diện tích tự nhiên là 97.984 ha, nằm trên tuyến giao thông Quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 170km, khí hậu quanh năm mát mẻ với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, các dân tộc trên địa bàn có nền văn hóa mang những nét đặc trưng, độc đáo riêng được hình thành từ lâu đời tạo nên sự hấp dẫn với du khách.
Phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch, huyện biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại dịch vụ, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó, các sản phẩm du lịch của huyện từng bước được hình thành, các khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa được đầu tư xây dựng. Các hoạt động du lịch, dịch vụ đã thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, trải nghiệm, góp phần tăng doanh thu từ du lịch, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc, Bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.390 ha, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, khí hậu trong lành, hệ thống giao thông thuận lợi nối liền trung tâm thành phố. Bán đảo Sơn Trà là địa điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan, trải nghiệm, có nhiều tiềm năng du lịch đang được thành phố Đà Nẵng đưa vào khai thác, phát triển với nhiều loại hình đặc sắc.
Cách Hà Nội khoảng 170 km, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, không khí mát mẻ quanh năm, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, các dân tộc nơi đây có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng du khách đến Vân Hồ có khoảng 22.500 lượt người, trong đó khách quốc tế đạt trên 1.300 lượt.
"Cần có giải pháp để thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định vị trí của Hưng Yên trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực đồng bằng sông Hồng". Đây là vấn đề được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên đưa ra tại hội nghị bàn giải pháp phát triển du lịch, diễn ra ngày 25/8.
Ngành Du lịch Thủ đô đang từng bước khai thác tiềm năng du lịch ngoại thành nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát triển toàn diện du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 1/4, tại thị trấn Tam Đường (Lai Châu), UBND huyện Tam Đường tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Được hình thành bởi hoạt động kiến tạo của núi lửa giữa biển khơi, đảo Cồn Cỏ (thuộc tỉnh Quảng Trị) có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò điệp, cát... nước biển trong, nhiệt độ nước biển ổn định (không tháng nào xuống dưới 21 độ C) cho phép mùa tắm kéo dài.
Cồn Cỏ (Quảng Trị) là một hòn đảo gắn liền với nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây còn có nhiều danh lam thắng cảnh, thảm thực vật phong phú và hệ sinh thái biển đa dạng.
Cư M’gar (Đắk Lắk) là tên gọi ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm qua trên vùng đất bazan màu mỡ. Cũng có nhiều người gọi vùng đất ấy bằng cái tên rất gợi: Núi Hoa, và hình ảnh đó đã in sâu vào tâm tưởng bao người.
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam Tây Nguyên, là đầu mối giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.