Chương trình diễn ra trong 2 ngày (12 -13/7) với nhiều hoạt động phong phú, như trình diễn cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu; hội thi Người đẹp văn hóa miền núi Nam Đông; không gian ẩm thực truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Bên cạnh các hoạt động chính, các chương trình văn nghệ, các hội thi thể thao truyền thống, như: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co... cũng được tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn, du khách gần xa đến thưởng thức, vui chơi, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu.
Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế Trần Quốc Phụng, cho biết: Chương trình “Nét đẹp văn hóa – con người Nam Đông” nhằm tôn vinh, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc địa phương nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu nói riêng; qua đó giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương đến bạn bè du khách, đồng thời tạo sân chơi văn hóa – văn nghệ lành mạnh cho nhân dân trên địa bàn.
Huyện miền núi Nam Đông hiện có 43% đồng bào Cơ Tu sinh sống. Huyện đã, đang đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu, như phục dựng nhà Gươl truyền thống; tái hiện lễ hội truyền thống mừng lúa mới, mừng đón khách. Đặc biệt, cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu đang được ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung bảo tồn, phát huy, để tiếng cồng chiêng vang mãi giữa núi rừng Trường Sơn và còn mãi với thời gian.
Tại huyện Nam Đông, mỗi địa phương đều có cách làm riêng để bảo tồn cồng chiêng. Điển hình, ở xã Thượng Long, mỗi thôn đều có một đội cồng chiêng từ 4 -5 người. Trong nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu đều có bộ cồng chiêng được cất vào nơi trang trọng nhất như một cách lưu giữ nét văn hóa của cha ông....
Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế Trần Quốc Phụng, cho biết: Chương trình “Nét đẹp văn hóa – con người Nam Đông” nhằm tôn vinh, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc địa phương nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu nói riêng; qua đó giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương đến bạn bè du khách, đồng thời tạo sân chơi văn hóa – văn nghệ lành mạnh cho nhân dân trên địa bàn.
Huyện miền núi Nam Đông hiện có 43% đồng bào Cơ Tu sinh sống. Huyện đã, đang đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu, như phục dựng nhà Gươl truyền thống; tái hiện lễ hội truyền thống mừng lúa mới, mừng đón khách. Đặc biệt, cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu đang được ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung bảo tồn, phát huy, để tiếng cồng chiêng vang mãi giữa núi rừng Trường Sơn và còn mãi với thời gian.
Tại huyện Nam Đông, mỗi địa phương đều có cách làm riêng để bảo tồn cồng chiêng. Điển hình, ở xã Thượng Long, mỗi thôn đều có một đội cồng chiêng từ 4 -5 người. Trong nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu đều có bộ cồng chiêng được cất vào nơi trang trọng nhất như một cách lưu giữ nét văn hóa của cha ông....
Tường Vi