Thu hoạch ngao vào thời điểm nước lớn, người dân phải dùng máy để sục. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN |
Theo đó, đối với nuôi tôm nước lợ, hướng dẫn các cơ sở nuôi cần có ao lắng, ao xử lý nước trước khi câp vào ao nuôi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác; luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng như duy trì nồng độ oxy hoà tan, độ mặn hợp lý, nhiệt độ ổn định; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống. Bên cạnh đó, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để giảm tác động của thời tiết cực đoan và môi trường ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, giám sát, cử cán bộ bám sát địa bàn những vùng nuôi trọng điểm chỉ đạo nuôi theo đúng lịch thời vụ, theo dõi tiến độ thả giống, tình hình dịch bệnh; khi phát hiện bệnh, khoanh vùng, dập dịch kịp thời không để dịch bệnh lây lan. Cùng đó, đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả ở địa phương; tổ chức đào tạp áp dụng VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho người nuôi, đặc biệt là kỹ thuật xử lý những ao, đầm nuôi tôm bị dịch bệnh. Ngoài ra, tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vê mua bán, sử dụng thức ăn, hoá chất cấm, chế phẩm sinh học không có trong danh mục lưu hành, con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch... Đối với nuôi ngao, khuyến cáo người nuôi tuyệt đối không nên thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi; duy trì mật độ thả từ 180-200 con/m2, cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500-800 con/kg; và từ 250-300 con/m2 đối với cỡ giống từ 800-2000 con/kg. Đối với ngao (nghêu) đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra khi điều kiện không thuận lợi. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn... ở bãi ngao để khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi...
Thành Trung