Hơn 750 ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm tàn phá

Thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết: Khoảng 1 tháng qua, hơn 750 ha rừng thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc, Nghệ An bất ngờ bị nạn sâu róm xâm nhập, cắn phá và có nguy cơ lan rộng. Nhiều khu vực, rừng thông đã bị sâu róm ăn trụi lá, khô lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông.

vna_potal_hon_750_ha_rung_thong_o_nghe_an_bi_sau_rom_tan_pha_7541089.jpg
Hơn 750 ha rừng thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc bị nạn sâu róm xâm nhập, cắn phá và có nguy cơ lan rộng. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Theo báo cáo của Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc, rừng thông phòng hộ tại các xã bị sâu cắn phá chủ yếu gồm các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá với mật độ sâu khoảng 350-450 con/cây. Ngoài ra, khu vực rừng thông tại các xã Nghi Đồng, xã Nghi Hưng, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Mỹ, Nghi Văn (Nghi Lộc) cũng bị nạn sâu róm xâm hại với mật độ sâu khoảng 10-30 con/cây.

vna_potal_hon_750_ha_rung_thong_o_nghe_an_bi_sau_rom_tan_pha_7541080.jpg
Việc bị sâu cắn phá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thông mà còn tạo lớp thực bì dày, khiến nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Tý-TTXVN
vna_potal_hon_750_ha_rung_thong_o_nghe_an_bi_sau_rom_tan_pha_7541088.jpg
Rừng thông phòng hộ tại các xã bị sâu cắn phá chủ yếu gồm các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá với mật độ sâu khoảng 350-450 con/1 cây. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Ngay sau khi phát hiện dịch sâu róm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc đã tiến hành phun chế phẩm sinh học VBT trên diện tích gần 200ha rừng thông. Do sâu đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị vòng đời mới nên cơ quan chức năng đã tạm dừng phun thuốc đồng thời chuẩn bị đèn và các vật dụng làm các điểm đèn để bắt bướm.

vna_potal_hon_750_ha_rung_thong_o_nghe_an_bi_sau_rom_tan_pha_7541082.jpg
Do sâu đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị vòng đời mới nên cơ quan chức năng đã tạm dừng phun thuốc đồng thời chuẩn bị đèn và các vật dụng làm các điểm đèn để bắt bướm. Ảnh: Văn Tý-TTXVN
vna_potal_hon_750_ha_rung_thong_o_nghe_an_bi_sau_rom_tan_pha_7541084.jpg
Việc bị sâu cắn phá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thông mà còn tạo lớp thực bì dày, khiến nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm được xác định là do thời gian vừa qua thời tiết trên địa bàn xuất hiện nhiều sương mù, nắng mưa đan xen, độ ẩm cao tạo điều kiện lý tưởng cho sâu sinh trưởng nhanh, mạnh. Việc bị sâu cắn phá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thông mà còn tạo lớp thực bì dày, khiến nguy cơ cháy rừng rất cao.

Văn Tý

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm