Hội thảo "An toàn cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh"

Hội thảo "An toàn cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh"
Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 160.000 cây xanh thuộc 179 loài cây gỗ, gồm cây xanh đường phố, cây xanh công viên thuộc sự quản lý của Sở Giao thông vận tải và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh thành phố. Trong năm 2015 có 184 cây ngã, 437 trường hợp cây gãy nhánh, làm 1 người chết, 12 người bị thương, thiệt hại nhiều ô tô, xe máy. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2016 có 216 cây ngã và 579 cây gãy nhánh làm 2 người chết, 9 người bị thương, thiệt hại nhiều tài sản khác. Cây ngã đổ, gãy nhánh phần lớn là lim sét, sao đen, phượng vỹ, dầu, bàng, bò cạp nước, me tây.    
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng cây xanh ngã đổ, rơi gãy nhánh, ông Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng Quản lý công viên cây xanh (Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Do tác động của biến đổi khí hậu bất thường, mưa to kèm giông lốc cục bộ làm cho hiện trạng cây gãy, đổ càng phổ biến.

Hiện tượng triều cường làm một số khu vực bị ngập úng kéo dài dẫn đến cây có hiện trạng rễ nhiễm khuẩn, nấm xâm hại và dễ ngã đổ khi có mưa to gió lớn. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh gây ra hiệu ứng gió đường hầm làm cho cây dễ bị ngã đổ.   
 
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ hạn chế sự phát triển của cây xanh, công tác cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến đường thực hiện chậm nên việc cải tạo, chỉnh trang cây xanh, chuẩn bị nguồn cây thay thế còn bị động. Việc thi công các công trình trên vỉa hè chưa thực sự quan tâm đến biện pháp bảo vệ, giữ gìn cây xanh.  
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Trước tình trạng cây xanh ngã đổ xảy ra ngày càng nhiều, nhiều đại biểu cho rằng, cần tăng cường công tác tuần tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời cây xanh có dấu hiệu mất an toàn nhằm phòng tránh sự cố liên quan đến cây xanh xảy ra, nhất là trong mùa mưa bão. Về lâu dài, cần thực hiện nghiên cứu xác định tuổi giới hạn phục vụ cho từng chủng loại xây xanh đường phố để có kế hoạch thay thế phù hợp, kịp thời.    
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

Theo Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, khoa Môi trường và Tài nguyên (Trường Đại học Nông lâm), tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện quỹ đất dành cho phát triển mảng cây xanh ở vùng đô thị trung tâm không còn, vì vậy cần phát triển mảng xanh ở vùng đô thị mới và vùng ven đô thị, góp phần chống ngập và bảo tồn nguồn nước ngầm cho thành phố.
Nên chọn trồng những loài cây trung mộc có chiều cao không quá 15 m, thân thẳng, gỗ tốt, dẻo dai, rễ khỏe, có khả năng chống chịu gió mạnh, chịu được sự cắt tỉa. Phát triển mảng xanh đô thị phải gắn liền với đời sống dân cư đô thị, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện xâm hại cây xanh, có quy chế bảo vệ an toàn cây xanh trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật.   Về phía cơ quan quản lý, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Sở đang có kế hoạch thực hiện tổng kiểm kê toàn bộ cây xanh trên địa bàn thành phố theo hướng phát triển hệ thống thông tin địa lý (GIS) để theo dõi và xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, cắt tỉa cành cây; lập danh sách chủng loại cây thuộc diện bảo tồn để đề xuất hướng xử lý phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu và đảm bảo an toàn cho người dân thành phố.  
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng khắc phục hậu quả. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trịnh Kiểm, Chánh văn phòng Hiệp hội Công viên cây xanh Việt Nam cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện song song việc bảo tồn và đốn hạ thay thế cây cổ thụ. Trong đó, thực hiện bảo tồn cá thể, bảo tồn quần thể, bảo tồn cây trên tuyến đường với chế độ chăm sóc đặc biệt, cắt thấp và tỉa thưa thật mạnh.
Hiện trường cây xanh bật gốc. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Hiện trường cây xanh bật gốc. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Việc đốn hạ thay thế cây phải đảm bảo không làm thay đổi đột ngột cân bằng sinh thái đã được thiết lập từ lâu trên các tuyến đường. Cần thực hiện nguyên tắc đốn đến đâu trồng ngay đến đấy, chuẩn bị sẵn cây có cỡ tuổi khác nhau tại vườn ươm để đảm bảo đồng đều cây xanh trên đường phố cũng như tạo mỹ quan đô thị.          Một số chuyên gia đề xuất, cần thành lập ban kiểm tra cây xanh, thống kê cây nào cần đốn bỏ vì tai nạn cây xanh đường phố xảy ra bất ngờ không lường trước được, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chết người, thương tích cho nhiều người dân tham gia giao thông trên đường, nhất là vào giờ cao điểm. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến người dân trong việc bảo tồn, thay thế cây xanh đô thị, tạo sự đồng nhất, ủng hộ của người dân trong việc thay thế những cây không phù hợp, cây già cỗi có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của người dân cũng như tăng cường diện tích phủ xanh trên địa bàn thành phố./.   

Có thể bạn quan tâm