Hơn 300 năm trước, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, người Việt đầu tiên đã đặt chân lên Đồng bằng châu thổ hạ nguồn sông Mekong để khai hoang lập ấp. Đó cũng là lúc họ bắt đầu kiến tạo các giá trị tinh thần, làm nên một nền văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt, Đồng Tháp không có biển, núi như ở nơi khác, vào mùa nước nổi, với các đêm trăng sáng, mặt nước mênh mông, bồng bềnh theo từng con sóng nhỏ nhấp nhô, ngồi trên những chiếc ghe, thuyền nhỏ, người ta có cảm giác mọi thứ ở đây có nét đặc trưng riêng biệt của Đồng Tháp Mười.
Một tiết mục tại Liên hoan hát dân ca và hò Đồng Tháp tại Tuần lễ Văn hóa du lịch năm 2018. Ảnh: Chương Đài - TTXVN |
Đặc biệt, khi cấy lúa, trồng màu, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên, cư dân vùng đất mới đã tự sáng tác ra các câu hò để giải trí sau công việc nặng nhọc trên đồng ruộng hay hò để trêu ghẹ hoặc tận hưởng cảnh thiên nhiên thơ mộng... Bên cạnh đó, người dân Đồng Tháp lúc bấy giờ còn có lối sống phóng khoáng, thích “ăn to, nói lớn”, thích nhậu lai rai và rất có máu văn nghệ, tổ chức hò, vè. Để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chống giặc ngoại xâm, họ cũng tự sáng tác ra những bài hò và hò, từ đó hình thành điệu hò Đồng Tháp vào khoảng thế kỷ XIX.
Theo thông tin từ Bảo Tàng tỉnh, Hò Đồng Tháp phát triển làm 3 giai đoạn chính: Từ đầu thế kỷ XIX-1945, 1945- 1954, 1954-1960.
Đầu thế kỷ XIX đến năm 1945 là giai đoạn hình thành Hò Đồng Tháp. Đặc biệt, điệu Hò Đồng Tháp kế thừa, tiếp thu những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của hát ru như: Thang âm, điệu thức, hơi, đường nét giai điệu, âm hưởng luyến láy để phát triển, tạo thành yếu tố đặc trưng của một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian riêng. Qua điệu hò này, người ta thấy có vóc dáng hệ thống điệu thức Oán trong ca nhạc tài tử. Người ta thường gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào câu hò, với đối tượng là con người và cảnh vật thiên nhiên như:
"Chị em ơi!
Nào bầu, nào gạo, nào bắp, nào khoai
Lu mắm cô Hai, bành chai chị Bảy
Chị em ta vững vàng tay lái
Đem ra tận ải biên thùy
Ta nuôi anh lính mộ có xá gì gian nan..."
Giai đoạn 1945-1954, những điệu hò đều mang nội dung ủng hộ kháng chiến. Nông dân khắp vùng Đồng Tháp Mười tích cực sản xuất ủng hộ lúa gạo, tiền bạc cho kháng chiến. Thời kỳ đó, những câu hò lại được vang lên trong các chuyến chèo ghe chở lương thực, quân dân, đạn dược cho cách mạng. Các điệu hò này giờ đây được mọi người gọi chung là hò kháng chiến.
Giai đoạn 1954-1960 là thời kỳ bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, đặc biệt có ca sỹ Kim Nhụy - người chuyên hát cải lương, có một giọng hò đặc biệt hay, hò Đồng Tháp Trên đất Bắc đã để lại trong lòng người nghe những cảm xúc mãnh liệt như.
"Ngó lên trời trời trong mây trắng
Dòm xuống nước nước trắng lại trong
Nhỏ nhỏ như ai chứ nhỏ nhỏ như em chắc dạ bền lòng
Lỡ duyên thời em chịu lỡ
Đóng cửa loan phòng em chờ anh".
Có đặc trưng là một loại hò trên đồng nước, âm điệu Hò Đồng Tháp thể hiện rõ tâm tư, tình cảm của con người. Đây là một âm điệu đặc biệt được hò ở tốc độ chậm, buông lơi, nhịp điệu lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm, lúc bổng, có lúc thật thấp, có lúc thật cao. Hò thường được sử dụng ở 3 tầm: Thấp-trung-cao. Trong ca từ chữ này, chữ kia thường xuất hiện những nét nhạc nối.
Nghệ thuật âm nhạc của Hò Đồng Tháp mang đậm nét trữ tình, sâu lắng nhưng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, luôn đi sâu vào lòng người, nội dung chủ yếu là thơ ca dân gian. Chính nhờ vào sự kết hợp giữa tính chất trữ tình, thơ ca dân gian đã làm cho điệu hò gần gũi với nhân dân lao động, thể hiện rõ sự chân thật, chất phác, cần cù lao động của người dân Đồng Tháp. Trong sinh hoạt lao động như, chèo ghe, cấy lúa… là môi trường thuận lợi tạo điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển các điệu hò.
Nghệ thuật văn học của Hò Đồng Tháp là sử dụng hầu hết các thể thơ giống như những điệu hò khác, đa số sử dụng thể thơ song thất lục bát. Đây là điều kiện thuận lợi để người diễn xướng diễn đạt cảm xúc. Nghệ thuật chuyển thơ thành lời từ bài thơ lục bát, song thất lục bát…thành Hò Đồng Tháp người ta thường chen vào từ “…ơ…ơ…” hoặc “…ơ… hoà ơ…” vào câu thơ để đưa hơi, lấy đà, ngắt nhịp, ngân.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Hò Đồng Tháp được nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang cùng các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian sưu tầm vào năm 1992. Các tư liệu được tổng hợp lại in thành sách xuất bản vào năm 1995. Công trình sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi điệu hò đã giúp Hò Đồng Tháp có một lý lịch học thuật rõ ràng cùng với hệ thống các bài hò được ghi chép lại và ký âm đầy đủ.
Để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hò Đồng Tháp, tỉnh đã “Sưu tầm – Nghiên cứu – Phục hồi điệu Hò Đồng Tháp”; tổ chức mở lớp tập huấn ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, hiện nay có hơn 300 người biết hò, mang lại sức sống mới cho điệu hò xưa.
Tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện Dự án “Sân khấu học đường”; lồng ghép trong phong trào “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”; tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, mở lớp dạy Hò Đồng Tháp cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và hệ thống Trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trong toàn tỉnh, giúp học sinh có niềm đam mê, yêu thích, ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Trung tâm văn hóa và điện ảnh tỉnh Đồng Tháp đã mở nhiều lớp tập huấn hò cho hướng dẫn viên du lịch. Qua lớp tập huấn này, học viên có đầy đủ kiến thức, có thể hò, truyền dạy cho người khác, giới thiệu tới khách du lịch trong và ngoài nước biết cảnh đẹp của các vùng du lịch như: Tràm Chim, Xẻo Quýt, Gáo Giồng...; giới thiệu di sản văn hóa đặc sắc - điệu Hò Đồng Tháp.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nòng cốt cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc từ tỉnh đến cơ sở; gắn bảo tồn, phát triển Hò Đồng Tháp với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức hội thi, liên hoan định kỳ hàng năm, sinh hoạt Câu lạc bộ thường xuyên, biểu diễn giao lưu trong và ngoài tỉnh, giao lưu với nước ngoài, tham gia hội thi, liên hoan cấp khu vực, toàn quốc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản; từng bước hình thành các khu, điểm du lịch gắn với hoạt động biểu diễn...
Tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, tạo sự hiểu biết trong cộng đồng về công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật Hò Đồng Tháp để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ thuật văn học của Hò Đồng Tháp là sử dụng hầu hết các thể thơ giống như những điệu hò khác, đa số sử dụng thể thơ song thất lục bát. Đây là điều kiện thuận lợi để người diễn xướng diễn đạt cảm xúc. Nghệ thuật chuyển thơ thành lời từ bài thơ lục bát, song thất lục bát…thành Hò Đồng Tháp người ta thường chen vào từ “…ơ…ơ…” hoặc “…ơ… hoà ơ…” vào câu thơ để đưa hơi, lấy đà, ngắt nhịp, ngân.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Hò Đồng Tháp được nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang cùng các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian sưu tầm vào năm 1992. Các tư liệu được tổng hợp lại in thành sách xuất bản vào năm 1995. Công trình sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi điệu hò đã giúp Hò Đồng Tháp có một lý lịch học thuật rõ ràng cùng với hệ thống các bài hò được ghi chép lại và ký âm đầy đủ.
Để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hò Đồng Tháp, tỉnh đã “Sưu tầm – Nghiên cứu – Phục hồi điệu Hò Đồng Tháp”; tổ chức mở lớp tập huấn ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, hiện nay có hơn 300 người biết hò, mang lại sức sống mới cho điệu hò xưa.
Tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện Dự án “Sân khấu học đường”; lồng ghép trong phong trào “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”; tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, mở lớp dạy Hò Đồng Tháp cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và hệ thống Trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trong toàn tỉnh, giúp học sinh có niềm đam mê, yêu thích, ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Trung tâm văn hóa và điện ảnh tỉnh Đồng Tháp đã mở nhiều lớp tập huấn hò cho hướng dẫn viên du lịch. Qua lớp tập huấn này, học viên có đầy đủ kiến thức, có thể hò, truyền dạy cho người khác, giới thiệu tới khách du lịch trong và ngoài nước biết cảnh đẹp của các vùng du lịch như: Tràm Chim, Xẻo Quýt, Gáo Giồng...; giới thiệu di sản văn hóa đặc sắc - điệu Hò Đồng Tháp.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nòng cốt cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc từ tỉnh đến cơ sở; gắn bảo tồn, phát triển Hò Đồng Tháp với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức hội thi, liên hoan định kỳ hàng năm, sinh hoạt Câu lạc bộ thường xuyên, biểu diễn giao lưu trong và ngoài tỉnh, giao lưu với nước ngoài, tham gia hội thi, liên hoan cấp khu vực, toàn quốc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản; từng bước hình thành các khu, điểm du lịch gắn với hoạt động biểu diễn...
Tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, tạo sự hiểu biết trong cộng đồng về công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật Hò Đồng Tháp để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nguyễn Văn Trí
TTXVN