Sản phẩm nho NH01-16 có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Hiệu quả kinh tế cao từ giống nho mới ở Ninh Thuận

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho đỏ ăn tươi mới NH01-16. Giống nho này có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng quả và mẫu mã đẹp, phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực Nam Trung Bộ.

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm ở Ninh Bình

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm ở Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những đột phá trong công nghệ nuôi tôm đã từng bước đối phó với biến đổi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh, cho tỷ lệ thành công cao.

Vườn na trên đỉnh dốc Cun của Tổ hợp tác na đỉnh Cun ở xóm đỉnh Cun, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Hòa Bình khai thác tiềm năng na VietGAP trái vụ

Về hai vùng trồng na VietGAP của tỉnh Hòa Bình, ghi nhận của phóng viên cho thấy, đây đang là hướng đi đúng mà nhiều hộ nông dân ở hai huyện Lạc Thủy và Cao Phong lựa chọn bởi cây na thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Vùng trồng sen ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN

Đồng Tháp phát triển ngành hàng sen cho hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp là 1.800 ha với hơn 100 sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm từ sen; có 59 sản phẩm sen đạt OCOP từ 3 - 4 sao. Giá trị sản xuất ngành hàng sen hàng năm tỉnh Đồng Tháp thu về trên 1.900 tỷ đồng.

Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) giới thiệu các sản phẩm làm từ tảo xoắn tại một phiên chợ hàng Việt. Ảnh: baoquangngai.vn

Trồng tảo xoắn thu lợi hàng tỷ đồng mỗi năm

Sử dụng công nghệ cao để nuôi trồng thành công tảo xoắn, Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Vạn Tường ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) không những thu về hàng tỷ đồng mỗi năm mà còn mở ra hướng đi mới trong phát nông nghiệp chất lượng và thu nhập cao.
Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 2.500 ha trồng lác được chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả do nhiễm phèn, mặn sang. Mỗi năm, người dân sản xuất 2,5 vụ, với giá bán dao động từ 14.000-27.000/kg (tùy loại), sau khi trừ chi phí thu lãi trên 200 triệ

Trà Vinh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả cho thu nhập gấp từ 5 - 10 lần trồng lúa

Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi gần 5.600 ha đất trồng lúa sang các cây trồng khác và con nuôi thủy sản. Qua khảo sát, hầu hết diện tích đất chuyển đổi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 – 10 lần trồng lúa.
Người dân tại bản Nà Mòn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La) thu hoạch cam. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Hiệu quả vượt trội từ cây ăn quả có múi ở Sơn La

Phát triển kinh tế và làm giàu từ cây ăn quả có múi đã không còn là điều hiếm thấy tại nhiều địa phương ở tỉnh Sơn La. Cây ăn quả có múi đã mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân ở các bản làng vùng cao, biên giới. Từ đó, giúp họ xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ông Trần Văn Tôn trồng nho có hiệu quả kinh tế cao

Ông Trần Văn Tôn trồng nho có hiệu quả kinh tế cao

Mô hình trồng nho hạ đen của gia đình ông Trần Văn Tôn (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn chuyển đổi cây trồng mới, nâng cao thu nhập.
Bưởi Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vào mùa thu hoạch.

Hà Nội nâng giá trị cây bưởi đặc sản

Bưởi là một trong những cây trồng chủ lực nằm trong Đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của thành phố Hà Nội. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ, VietGAP nên năng suất, chất lượng bưởi trên địa bàn thành phố tăng rõ rệt, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 500 triệu đồng/ha/năm...
Vườn bưởi 300 gốc trĩu qủa của gia đình anh Bùi Văn Lập, là một trong những hộ nông dân trồng bưởi thâm canh theo hướng VietGAP điển hình ở thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Yên Bài trồng bưởi xen canh chè cho hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi lên nhiều mô hình khởi nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những mô hình này không những giúp nâng cao đời sống người dân mà còn tạo nên phong trào khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương. Điển hình là mô hình trồng bưởi xen canh cây chè. Hiện tại, Yên Bài có hàng trăm ha bưởi trồng xen canh cây chè, năng suất bình quân 100 quả/cây, nhiều hộ cho năng suất cao lên tới 200 - 250 quả/cây. Mô hình được cấp chứng nhận VietGAP nên hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 20% so với trồng bưởi thông thường. Điển hình là các hộ gia đình anh Bùi Văn Lập, Đỗ Phi Long ở thôn Phú Yên, doanh thu từ trồng bưởi xen canh chè lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ “sông trong ao” của gia đình anh Nguyễn Tuấn Văn ở thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai được lan tỏa tới nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô.

Hà Nội lan tỏa những mô hình khuyến nông đem lại hiệu quả kinh tế cao

6 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khuyến nông, góp phần phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng tập trung, tiến tiến, hiệu quả, bền vững; từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường...
Anh Trần Quốc Bảo thu hoạch nấm mối đen. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Khởi nghiệp từ nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Tiền Giang

Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Tiền Giang Nguyễn Thành Luân cho biết, thực hiện Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019-2022”, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Nhiều đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi đà điểu - hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao ở Hòa Bình

Nuôi đà điểu - hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao ở Hòa Bình

Sau một lần được tham quan mô hình chăn nuôi đà điểu của một người bạn ở Ba Vì (Hà Nội), nhận thấy đây là mô hình phát triển kinh tế có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện diện tích đất nuôi của gia đình, anh Phan Sỹ Hải ở xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) đã quyết tâm làm trang trại nuôi đà điểu. Từ đó, tạo ra một hướng đi mới mang lại nhiều kinh tế cho gia đình và bà con tại địa phương.
Nông dân cải tạo đất trồng lúa để chuyển sang trồng màu. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Hiệu quả kinh tế cao từ chuyển đổi đất lúa bạc màu sang cây trồng cạn ở Bình Định

Trên những chân ruộng bạc màu trồng lúa kém hiệu quả, nông dân Bình Định đã tích cực chuyển đổi sang các loại cây trồng cạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng vụ Đông Xuân vừa qua, tỉnh đã chuyển đổi gần 850 ha cây trồng cạn trên đất lúa, chủ yếu là ngô, lạc, rau, ớt, cỏ chăn nuôi. Dự kiến, vụ Hè Thu năm 2021, tỉnh Bình Định sẽ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa với gần 4.500 ha.
Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi lợn sọc dưa

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi lợn sọc dưa

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của giá cả thị trường, người nông dân tại Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung gặp nhiều khó khăn trong canh tác cây nông nghiệp. Trước thực trạng đó, việc phát triển mô hình chăn nuôi mới được xem là phương thức hữu hiệu giúp đa dạng hóa nền nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Điển hình là mô hình nuôi lợn sọc dưa tại tỉnh Kon Tum.
Phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) thời gian qua đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, cùng chung tay xây dựng cuộc sống giàu đẹp, văn minh. Ảnh: An Thành Đạt

Ghi nhận từ phong trào thi đua Dân vận khéo ở Lâm Bình

Những năm vừa qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp ủy đảng, chính quyền và mặt trận, đoàn thể huyện miền núi Lâm Bình (Tuyên Quang) quan tâm triển khai rộng khắp. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc.
Anh Nguyễn Văn Hưởng đang chăm sóc trứng ốc của gia đình. Ảnh: Tiến Vĩnh - TTXVN

Anh Nguyễn Văn Hưởng nuôi ốc thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao

Từ diện tích ruộng trũng bỏ hoang cấy lúa bấp bênh, sau một năm đầu tư nuôi ốc nhồi giống, ốc thương phẩm cung cấp cho thị trường, gia đình anh Nguyễn Văn Hưởng thôn Trung Văn, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thu hoạch hàu nuôi ở Đầm Nại (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi hàu treo dây

Chỉ cần thả giống, không phải cung cấp thức ăn, khoảng 4 tháng có thể thu hoạch. Đó là mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương treo dây trong lồng bè đang được người dân ở huyện ven biển Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận thực hiện, có bước phát triển mạnh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây.
Lợi ích kép từ mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng

Lợi ích kép từ mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng

Các mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng của tỉnh Quảng Trị đang mang lại lợi ích kép khi vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được vấn đề ruộng đồng bị bỏ hoang do thường xuyên bị ngập nước.
Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng cây sachi

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng cây sachi

Với mong muốn tìm ra cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, năm 2019, ngành nông nghiệp huyện Ba Tơ đã đưa cây sachi inchi (còn gọi là sachi) để trồng thử nghiệm tại một số xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Dù mới thử nghiệm nhưng cây sachi được đánh giá là phù hợp với khí hậu, đất đai vùng đồi núi. Hiện nay, cây sinh trưởng phát triển tốt và bước đầu đang cho thu hoạch.
Cà Mau làm giàu từ nghề ương nuôi cua giống

Cà Mau làm giàu từ nghề ương nuôi cua giống

Với ưu thế chất lượng đã được công nhận, nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn (Cà Mau) đã mạnh dạn đầu tư, thực hiện mô hình ương, nuôi cua giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xuất bán đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Làm giàu từ nghề nuôi chim yến lấy tổ trong nhà

Làm giàu từ nghề nuôi chim yến lấy tổ trong nhà

Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn. Nếu như tổ yến (yến sào) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân. Tuy nhiên với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi kg đối với yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính.
Quảng Trị phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp mang hiệu quả kinh tế

Quảng Trị phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp mang hiệu quả kinh tế

Những năm gần đây, được sự hỗ trợ, đầu tư của chính quyền địa phương, người dân Quảng Trị đã phát triển nhiều mô hình sản xuất như: nuôi trồng thủy hải sản; trồng tiêu, cao su; vườn-ao-chuồng… mang lại hiệu quả kinh tế, giúp đời sống được nâng cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Những thách thức do tăng trưởng năng suất chậm ở khu vực châu Á

Những thách thức do tăng trưởng năng suất chậm ở khu vực châu Á

Trong môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn hiện nay ở châu Á, việc nâng cao năng suất lao động vẫn là chìa khoá phát triển cho hầu hết các tổ chức. Thêm vào đó, việc gia tăng lạm phát tiền lương và tình trạng thiếu hụt tay nghề ngày càng nghiêm trọng trong điều kiện tự động hóa tăng, lãnh đạo không hiệu quả và mức cam kết của người lao động thấp đang khiến cho các doanh nghiệp khó có thể tăng thêm năng suất.
Phát triển nuôi cá lồng ở Tương Dương

Phát triển nuôi cá lồng ở Tương Dương

Với lợi thế hơn 7000 ha diện tích mặt nước của 2 lòng hồ thủy điện Khe Bố và thủy điện bản Vẽ, thời gian qua, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ một phần kinh phí, để bà con đầu tư nuôi cá lồng, phát triển kinh tế, có thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.