Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Từ trước đến nay, ngư dân nước ta thường sử dụng đá xay nước ngọt trong mỗi chuyến đi, điều này đòi hỏi phải sử dụng lượng đá lớn và làm ảnh hưởng đến chi phí xăng dầu. Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thành công máy làm đá tuyết từ nước biển nhằm tiết kiệm chi phí trực tiếp, bao gồm tiết kiệm chi phí do hao hụt đá, tiết kiệm chi phí vận chuyển đá từ đất liền trên suốt chuyến đi và nâng cao chất lượng hải sản được bảo quản.
Theo Tổng cục Thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng tổn thất sau khai thác thủy sản ở nước ta chiếm khoảng 20 – 30% sản lượng khai thác. Trung bình một năm mất trên dưới 700.000 tấn hải sản do bị hư hỏng, với giá trị ít nhất khoảng 14.000 tỉ đồng. Vì thế, giảm thiểu tổn thất sau khai thác thủy sản luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân cho rằng, tình trạng tổn thất sau thu hoạch chủ yếu là do tàu khai thác thủy sản nước ta có công suất nhỏ, thiếu trang thiết bị bảo quản sản phẩm, ngư dân thường sử dụng đá xay nước ngọt trong mỗi chuyến đi, công nghệ bảo quản hải sản khi khai thác xa bờ ở nước ta còn nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hải sản.
Để khắc phục những tổn thất sau thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong mỗi chuyến đi. Máy sản xuất đá tuyết được lắp đặt có quy trình vận hành đơn giản, tự động hóa trong việc điều chỉnh thời gian, nhiệt độ bảo quản phù hợp với quy trình bảo quản hải sản. Người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh độ đậm đặc của sản phẩm đá tuyết trong dải từ 25% đến 95% hoặc theo nhiệt độ xác định. Đặc biệt, máy còn hiển thị, thông báo thời gian máy chạy, sản lượng đá, lượng tiêu thụ nhiên liệu trong mỗi chuyến đi biển, giúp chủ tàu có thể kiểm tra và theo dõi một cách dễ dàng. Máy làm đá tuyết cũng đã được thử nghiệm thành công tại nhiều tàu cá ở Hải Phòng.
Anh Luân chia sẻ: "Trong quá trình thực hiện máy làm đá tuyết, chúng tôi đã xác định được môi trường làm máy đá cũng khắc nghiệt, chính vì vậy quá trình thử nghiệm là rất quan trọng. Bởi vì không chỉ thử nghiệm trên phòng thí nghiệm mà chúng tôi còn thử nghiệm trong thực tế. Trong năm 2017 – 2018, chúng tôi đã thử nghiệm với các chủ tàu cá, đặc biệt là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Trường của thành phố Hải Phòng vừa là đơn vị của nhà máy chế biến hải sản, vừa là đơn vị có mức độ thu gom tàu cá cao. Với quá trình thử nghiệm trong một khoảng thời gian, kết quả thử nghiệm đã được lãnh đạo Công ty cũng như các chủ tàu đánh giá rất cao về tính ổn định, tiết kiệm được chi phí, đem lại hiệu quả cao. Đồng thời máy làm đá tuyết cũng đáp ứng được yêu cầu đặt ra so với thiết kế ban đầu".
Bình thường mỗi tàu cá của ngư dân phải mang khoảng 50-60 tấn đá lên tàu để ướp cá. Việc tàu cá phải mang nhiều đá làm sẵn đã làm tăng chi phí xăng dầu và vận hành; đá bị tổn hao, tan chảy trong quá trình vận chuyển nên các tàu không thể đánh bắt xa bờ vì không đủ đá để bảo quản. Ngoài ra, nguồn nước đá thường gần cảng biển, không được kiểm soát chất lượng nên hay bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm phèn, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản đánh bắt…Do đó đây sẽ là sản phẩm giúp nâng cao chất lượng kinh tế, bảo quản nguồn thủy sản trên tàu cá, góp phần vào sự phát triển vào ngành nông nghiệp nước nhà.
Biết được tâm lý của người dân có những sự hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới, nên đội ngũ nghiên cứu đã tính toán được những vấn đề tự động hóa. Do đó, điểm khác biệt của máy làm đá tuyết do nhóm nghiên cứu khác so với các máy nhập ngoại. Đó là tính sử dụng dễ dàng nên chỉ cần bấm nút là chạy, tất cả các quá trình về điều chỉnh nhiệt độ, cũng như các vấn đề xử lý nhiệt độ của cá cũng hoàn toàn tự động được nên người sử dụng không cần can thiệp vào.
Với những thành công được ứng dụng trên các tàu cá tại Hải Phòng, sản phẩm “máy làm đá tuyết từ nước” phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ của Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân cùng với nhóm nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tổ chức Lễ công bố kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào ngày 23/11 vừa qua, nhằm giới thiệu rộng rãi đến với các ngư dân trên cả nước, giúp ngư dân nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản hải sản trên tàu và đảm bảo tính ổn định trong mỗi chuyến đi.
Hiện đề tài vẫn tiếp tục thực hiện đề tài cấp nhà nước để triển khai và mở rộng các nghiên cứu, áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Trước mắt, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao sẽ thỏa thuận hợp tác với đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng. Bởi đây là một trong 8 ngư trường lớn của Việt Nam, đồng thời cũng là quy hoạch trung tâm dịch vụ của nghề cá. Đảo thường xuyên thiếu điện, thiếu nước ngọt, cách xa đất liền. Nên việc cung cấp dịch vụ cho nghề cá là rất quan trọng, nhất là việc cung cấp đá ướp lạnh cho tàu cá. Chính vì vậy, trong thời gian tới Trung tâm sẽ triển khai một hệ thống sản xuất đá làm từ nước biển tại đảo, để cung cấp cho ngư dân nơi đây./.
Lý Thanh Hương
Theo Tổng cục Thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng tổn thất sau khai thác thủy sản ở nước ta chiếm khoảng 20 – 30% sản lượng khai thác. Trung bình một năm mất trên dưới 700.000 tấn hải sản do bị hư hỏng, với giá trị ít nhất khoảng 14.000 tỉ đồng. Vì thế, giảm thiểu tổn thất sau khai thác thủy sản luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân cho rằng, tình trạng tổn thất sau thu hoạch chủ yếu là do tàu khai thác thủy sản nước ta có công suất nhỏ, thiếu trang thiết bị bảo quản sản phẩm, ngư dân thường sử dụng đá xay nước ngọt trong mỗi chuyến đi, công nghệ bảo quản hải sản khi khai thác xa bờ ở nước ta còn nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hải sản.
Để khắc phục những tổn thất sau thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong mỗi chuyến đi. Máy sản xuất đá tuyết được lắp đặt có quy trình vận hành đơn giản, tự động hóa trong việc điều chỉnh thời gian, nhiệt độ bảo quản phù hợp với quy trình bảo quản hải sản. Người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh độ đậm đặc của sản phẩm đá tuyết trong dải từ 25% đến 95% hoặc theo nhiệt độ xác định. Đặc biệt, máy còn hiển thị, thông báo thời gian máy chạy, sản lượng đá, lượng tiêu thụ nhiên liệu trong mỗi chuyến đi biển, giúp chủ tàu có thể kiểm tra và theo dõi một cách dễ dàng. Máy làm đá tuyết cũng đã được thử nghiệm thành công tại nhiều tàu cá ở Hải Phòng.
Anh Luân chia sẻ: "Trong quá trình thực hiện máy làm đá tuyết, chúng tôi đã xác định được môi trường làm máy đá cũng khắc nghiệt, chính vì vậy quá trình thử nghiệm là rất quan trọng. Bởi vì không chỉ thử nghiệm trên phòng thí nghiệm mà chúng tôi còn thử nghiệm trong thực tế. Trong năm 2017 – 2018, chúng tôi đã thử nghiệm với các chủ tàu cá, đặc biệt là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Trường của thành phố Hải Phòng vừa là đơn vị của nhà máy chế biến hải sản, vừa là đơn vị có mức độ thu gom tàu cá cao. Với quá trình thử nghiệm trong một khoảng thời gian, kết quả thử nghiệm đã được lãnh đạo Công ty cũng như các chủ tàu đánh giá rất cao về tính ổn định, tiết kiệm được chi phí, đem lại hiệu quả cao. Đồng thời máy làm đá tuyết cũng đáp ứng được yêu cầu đặt ra so với thiết kế ban đầu".
Bình thường mỗi tàu cá của ngư dân phải mang khoảng 50-60 tấn đá lên tàu để ướp cá. Việc tàu cá phải mang nhiều đá làm sẵn đã làm tăng chi phí xăng dầu và vận hành; đá bị tổn hao, tan chảy trong quá trình vận chuyển nên các tàu không thể đánh bắt xa bờ vì không đủ đá để bảo quản. Ngoài ra, nguồn nước đá thường gần cảng biển, không được kiểm soát chất lượng nên hay bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm phèn, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản đánh bắt…Do đó đây sẽ là sản phẩm giúp nâng cao chất lượng kinh tế, bảo quản nguồn thủy sản trên tàu cá, góp phần vào sự phát triển vào ngành nông nghiệp nước nhà.
Biết được tâm lý của người dân có những sự hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới, nên đội ngũ nghiên cứu đã tính toán được những vấn đề tự động hóa. Do đó, điểm khác biệt của máy làm đá tuyết do nhóm nghiên cứu khác so với các máy nhập ngoại. Đó là tính sử dụng dễ dàng nên chỉ cần bấm nút là chạy, tất cả các quá trình về điều chỉnh nhiệt độ, cũng như các vấn đề xử lý nhiệt độ của cá cũng hoàn toàn tự động được nên người sử dụng không cần can thiệp vào.
Với những thành công được ứng dụng trên các tàu cá tại Hải Phòng, sản phẩm “máy làm đá tuyết từ nước” phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ của Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân cùng với nhóm nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tổ chức Lễ công bố kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào ngày 23/11 vừa qua, nhằm giới thiệu rộng rãi đến với các ngư dân trên cả nước, giúp ngư dân nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản hải sản trên tàu và đảm bảo tính ổn định trong mỗi chuyến đi.
Hiện đề tài vẫn tiếp tục thực hiện đề tài cấp nhà nước để triển khai và mở rộng các nghiên cứu, áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Trước mắt, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao sẽ thỏa thuận hợp tác với đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng. Bởi đây là một trong 8 ngư trường lớn của Việt Nam, đồng thời cũng là quy hoạch trung tâm dịch vụ của nghề cá. Đảo thường xuyên thiếu điện, thiếu nước ngọt, cách xa đất liền. Nên việc cung cấp dịch vụ cho nghề cá là rất quan trọng, nhất là việc cung cấp đá ướp lạnh cho tàu cá. Chính vì vậy, trong thời gian tới Trung tâm sẽ triển khai một hệ thống sản xuất đá làm từ nước biển tại đảo, để cung cấp cho ngư dân nơi đây./.
Lý Thanh Hương