Nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ, ngành Thủy sản Kiên Giang đang phối hợp với các ngành chức năng có liên quan hỗ trợ, giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn về nguồn lực lao động, tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để đưa tàu ra khơi khai thác đánh bắt; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và siết chặt xử lý vi phạm khai thác ven bờ, đánh bắt mang tính hủy diệt để tái tạo, khôi phục lại nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên ngư trường.
Thực hiện Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách khuyến khích khai thác hải sản ở vùng biển xa, năm 2019 tỉnh Quảng Trị dự kiến hỗ trợ cho ngư dân có tàu cá công suất lớn từ 90CV trở lên, với tổng kinh phí gần 55 tỷ đồng. Theo đó, nguồn kinh phí này chủ yếu để hỗ trợ nhiên liệu cho 200 tàu cá công suất lớn từ 90CV đến trên 700CV, thường xuyên khai thác hải sản xa bờ với khoảng 51,6 tỷ đồng.
Khai thác xa bờ là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển của ngành thủy sản. Hiện nay sản lượng thủy sản của nước ta chiếm khoảng 6,56 triệu tấn (trong đó khai thác 3,03 triệu tấn; thủy sản nuôi trồng 3,53 triệu tấn). Mặc dù tỷ lệ sản lượng cao, nhưng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch là rất lớn, đặc biệt trong khai thác thủy sản. Trước tình hình đó, Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thành công “máy làm đá tuyết từ nước biển phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ”, giúp người dân có được hiệu quả kinh tế cao trong mỗi chuyến đi biển.