Chị Vân cho biết, năm 2018 gia đình chị được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chọn làm mô hình thí điểm về trồng sen lấy củ. Chị đã được Chi cục tạo điều kiện cho xuống Sóc Trăng tham quan và học tập mô hình.
Sau chuyến học tập kinh nghiệm, khi về chị Vân đã quyết định chuyển đổi 1,5 sào ruộng trước đây chuyên trồng lúa, nhưng do đất ruộng thuộc khu vực trũng thấp, sình lầy nên trồng lúa không mấy hiệu quả, năng suất thấp, việc chăm sóc, thu hoạch cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Ngay sau khi xuống giống củ sen được 7 ngày thì ao sen của gia đình chị Vân gặp trận mưa lớn, làm thối hết các đọt sen mới nhú lên. Không nản chí, chị tìm đến sự trợ giúp từ người quen ở Sóc Trăng, được bày cách bỏ hết những đọt sen đã hư hỏng để cho củ lên đợt đọt mới. Những ngày đầu trồng sen lấy củ, chị Vân vừa làm vừa học tập thêm về kỹ thuật trồng, rồi áp dụng vào thực tế.
Vụ đầu tiên, sau 4 tháng sen đã cho thu hoạch củ, năng suất đạt được trên 800 kg. Củ sen sau khi thu hoạch, chị Vân bán ra thị trường với giá 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí chị còn lời gần 30 triệu đồng (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hỗ trợ 11 triệu đồng tiền giống, phân, thuốc).
Sau chuyến học tập kinh nghiệm, khi về chị Vân đã quyết định chuyển đổi 1,5 sào ruộng trước đây chuyên trồng lúa, nhưng do đất ruộng thuộc khu vực trũng thấp, sình lầy nên trồng lúa không mấy hiệu quả, năng suất thấp, việc chăm sóc, thu hoạch cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Ngay sau khi xuống giống củ sen được 7 ngày thì ao sen của gia đình chị Vân gặp trận mưa lớn, làm thối hết các đọt sen mới nhú lên. Không nản chí, chị tìm đến sự trợ giúp từ người quen ở Sóc Trăng, được bày cách bỏ hết những đọt sen đã hư hỏng để cho củ lên đợt đọt mới. Những ngày đầu trồng sen lấy củ, chị Vân vừa làm vừa học tập thêm về kỹ thuật trồng, rồi áp dụng vào thực tế.
Vụ đầu tiên, sau 4 tháng sen đã cho thu hoạch củ, năng suất đạt được trên 800 kg. Củ sen sau khi thu hoạch, chị Vân bán ra thị trường với giá 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí chị còn lời gần 30 triệu đồng (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hỗ trợ 11 triệu đồng tiền giống, phân, thuốc).
Thu hoạch củ sen của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Vân. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN |
Kết quả vụ đầu tiên thành công ngoài mong đợi, chị tiếp tục trồng vụ thứ hai, vụ thứ 3... Đến nay, nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, chị Vân đã tiếp tục mở rộng dần diện tích trồng sen từ những diện tích ruộng trước đây chị trồng lúa mà không năng suất.
Chị Vân chia sẻ: “Hiện tôi đang chuẩn bị thu hoạch vụ đầu tiên trong năm, với 3 sào trồng sen lấy củ, vụ này uớc tính sản lượng đạt từ 1 đến 1,2 tấn/sào. Đối với loại cây trồng này, nếu thuận lợi, mỗi năm có thể trồng 3 vụ, thu nhập cao hơn gấp 5 lần so với trồng lúa”.
Hiện đã có một công ty dưới Sóc Trăng đã đến tận nơi thu mua sản phẩm của gia đình chị Vân với giá bán sỉ từ 20-25.000 đồng/kg. Ngoài ra, chị vẫn bán giá lẻ cho người dân có nhu cầu sử dụng củ sen với giá 40.000 đồng/kg.
Theo chị Vân, sen dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, khả năng chống chọi sâu bệnh cao, phù hợp vùng đất trũng thấp. Thời gian sinh trưởng và bắt đầu thu hoạch khoảng 4 tháng, sau khi thu hoạch xong các vụ chị Vân sẽ cùng đồng thời xuống giống lại ngay sau đó.
Chị Vân cho biết, chi phí phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh đối với việc trồng sen lấy củ thấp, chủ yếu là ở khâu chăm sóc khi sen mới lên đọt non và tốn kém nhất là ở khâu thu hoạch củ. Hiện, nhân công thu hoạch và xuống giống củ sen chị phải thuê từ Sóc Trăng lên. Với 1,5 sào, mỗi vụ chị chỉ tốn khoảng 15 triệu đồng, bao gồm: giống, thuốc, phân và giá thuê nhân công, trong khi đó thị trường tiêu thụ lại ổn định.
“Tôi đang dự định nhân rộng mô hình trên 1 ha diện tích còn lại của gia đình. Ngoài ra, tôi cũng đã tìm hiểu xây dựng nhà xưởng để có thể sơ chế củ sen ra các thành phẩm khác như trà, tinh bột, các loại mứt, đồ ăn chế biến từ củ sen”, chị Vân cho biết thêm.
Hoàng Nhị
TTXVN