/*/ình ảnh các cô giáo băng đèo, cõng đồ dùng dạy học lên điểm trường Cả Giang (Trường Tiểu học xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Thầy cô dạy học ở bản vùng cao này chỉ có mong ước giản đơn là giúp học sinh có cơ hội tiếp cận tri thức, có cuộc sống ấm no, từ đó, góp phần xây dựng quê hương tốt đẹp hơn.
Đêm 17 và rạng sáng 18/4 trên địa bàn các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm, Hòa An, Hạ Lang, Quảng Hòa, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng ) xảy ra dông, lốc gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu của nhân dân.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những bé gái. Các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng đã nhiều có giải pháp để giảm tình trạng này.
Hà Quảng là một trong những huyện biên giới, nghèo của tỉnh Cao Bằng. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao, điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt là nguyên nhân khiến tỉ lệ hộ nghèo của địa phương này còn cao. Hàng trăm hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở luôn ước mơ có những ngôi nhà vững chắc để ổn định cuộc sống. Nhờ có chủ trương hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo của Bộ Công an, ước mơ của họ nay đã trở thành hiện thực.
Hà Quảng là huyện giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Phát huy truyền thống đó, với tinh thần "đoàn kết, đổi mới, phát triển", Hà Quảng đã triển khai hiệu quả các nguồn lực cho công tác giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào...
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có sức lan tỏa sâu rộng, tạo ra nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả ở cơ sở; góp phần tích cực trong việc khơi dậy và phát huy sức dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ở nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng, nơi cuộc sống người dân cách xa cơ sở y tế, việc sinh đẻ của phụ nữ đều trông cậy vào các cô đỡ thôn bản. Nhờ đội ngũ này, nhiều ca sinh ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã thực hiện an toàn, góp phần cùng ngành y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, tuy nhiên gần 2 năm nay, đội ngũ cô đỡ thôn bản không nhận được sự hỗ trợ vật chất nào, khiến cho các cô đỡ thôn bản ở tỉnh Cao Bằng không khỏi chạnh lòng.
Ngày 3/10, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức khai trương Nhà trưng bày và Dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô điện phục vụ du khách tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã triển khai mô hình "Sản xuất và tiêu thụ gừng trâu theo hướng xuất khẩu" tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đảm bảo thực hiện liên kết 4 nhà: Nông dân sản xuất, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, có sự tham gia của nhà nước và nhà khoa học.
Trong làn mưa lất phất những ngày cuối đông, chúng tôi đến vùng Lục Khu - nơi được coi là vùng đất khó nhất của huyện Hà Quảng (Cao Bằng), được nghe các y, bác sỹ kể về chuyện nghề, về cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Những trải nghiệm đó rất giản dị, nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm, sự gắn bó với bản làng, đồng bào vùng cao của những "lương y như từ mẫu".
Từ các nguồn vốn lồng ghép, những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước và dự trữ nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cao Lục Khu (Hà Quảng), nâng khả năng cấp nước từ 15 lít/người/ngày (giai đoạn 1999 - 2002), lên 38 lít nước/người/ngày (năm 2016); đã cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.
Cùng với dòng chảy của thời gian, nhiều nghề truyền thống ở các địa phương đứng trước nguy cơ mai một, nhưng ở xóm Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), nghề làm giấy bản truyền thống vẫn được đồng bào nơi đây duy trì, góp phần đem lại thu nhập ổn định đời sống cho người dân.
Sinh ra trên vùng đất khó, nhưng nhờ chăm chỉ, năng động, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Nông Văn Tâm, dân tộc Nùng, xóm Nặm Đin, xã Vân An (Hà Quảng - Cao Bằng) đã tạo dựng cho mình một cuộc sống ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.