Hà Nội tập trung phát triển các vùng chăn nuôi hữu cơ

Ông Tạ Văn Tường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, nhằm ổn định tình hình chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, thành phố đang tập trung rà soát, phát triển 3 vùng chăn nuôi hữu cơ gồm gia cầm và hai nhóm gia súc (bò, lợn). Cụ thể, tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Gia Lâm (chăn nuôi bò); Sóc Sơn, Chương Mỹ (chăn nuôi lợn); Quốc Oai (chăn nuôi gia cầm)...

Ha Noi tap trung phat trien cac vung chan nuoi huu co hinh anh 1 Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn Cán Khê, xã Nguyên Khê, mỗi tháng cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Đối với chăn nuôi bò thịt, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục định hướng tại các vùng trọng điểm như Ba Vì, Phúc Thọ, Ứng Hòa… theo hướng tập trung, quy mô lớn. Tuy nhiên, nông dân cần tính toán, cân đối đàn nuôi phù hợp. Trong quá trình nuôi, nên tăng cường sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cỏ tươi, rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc và các phụ phẩm nông nghiệp khác nhằm giảm giá thành chăn nuôi và tăng sức cạnh tranh với sản phẩm thịt bò nhập khẩu trên thị trường - ông Tạ Văn Tường khuyến cáo.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến năm 2025, thành phố phấn đấu tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt 1-2% tổng sản phẩm chăn nuôi. Đến năm 2030, đạt 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi, số lượng bò thịt hữu cơ đạt 3.500 con, bò sữa hữu cơ đạt 650 con; lợn hữu cơ đạt 13.600 con và khoảng 77.400 con gia cầm hữu cơ.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi, Hà Nội cần tạo điều kiện để nông dân mở rộng diện tích trồng cỏ voi, cỏ VA06; dự trữ thêm rơm rạ; xay thân các loại cây (ngô, đậu, lạc...) để làm thức ăn cho bò. Theo ông Hứa Bá Trình - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì, thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ người chăn nuôi nói chung và người nuôi bò thịt nói riêng tham gia liên kết chuỗi gắn với tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người chăn nuôi ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò thịt; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện dự án khu chăn nuôi bò thịt tập trung tại xã Minh Châu; xây dựng nhãn hiệu bò thịt Ba Vì để nâng cao giá bán trên thị trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang phối hợp cùng các địa phương đánh giá, tổng hợp thực trạng, nhu cầu và điều kiện đáp ứng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hữu cơ; làm căn cứ triển khai định hướng phát triển chung của thành phố. Cùng đó, dự báo tiềm năng sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ trên địa bàn thành phố, liên vùng.

Nam Giang

Tin liên quan

Anh Nguyễn Đăng Vương với mô hình sản xuất sạch vì sức khỏe cộng đồng

Tự xây dựng cho mình một hướng đi riêng, anh Nguyễn Đăng Vương (sinh năm 1983, trú tại thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã phát triển mô hình chăn nuôi hữu cơ kết hợp với bán hàng thực phẩm sạch trên mạng. Được đón nhận nhiệt tình, mô hình đã góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh…


Hiệu quả mô hình chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh

Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan nhanh thì mô hình ứng dụng về mô hình phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh theo hình thức liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân của Tập đoàn Quế Lâm đã mang lại hiệu quả tích cực. Đàn lợn được nuôi theo công nghệ của Tập đoàn đã không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.



Đề xuất