Hà Nội lập mã số vùng trồng chuối

Thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở vùng ngoại ô của Hà Nội đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào sản xuất giống chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở vùng ngoại ô của Hà Nội đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào sản xuất giống chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Tại Hà Nội, cây chuối là một trong bốn cây ăn quả chủ lực (bưởi, chuối, nhãn, cam) và đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung tại các huyện Gia Lâm, Thường Tín, Mê Linh, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ..., trong đó gồm 2 giống chính là chuối tây và chuối tiêu. Bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội thông tin, việc cấp mã vùng trồng chuối đã mở ra cánh cửa giúp sản phẩm chuối của Hà Nội có thể dễ dàng hơn trong xuất khẩu sang nhiều thị trường. Hàng rào kỹ thuật này vốn là bước khó khăn mà trước đây còn là vấn đề hạn chế của hầu hết các vùng trồng chuối trên địa bàn thì nay khi đã có mô hình điểm sẽ tạo tiền đề mở rộng vùng sản xuất được cấp mã trong thời gian tới, giúp giá trị sản phẩm chuối sẽ càng được nâng cao. Kế hoạch năm 2022 của đơn vị là hỗ trợ trồng mới 25 ha, quy mô 5 ha trở lên ở mỗi điểm; Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu 10 ha, quy mô 3 ha trở lên ở mỗi điểm; Hỗ trợ thí điểm sử dụng hệ thống ròng rọc để vận chuyển chuối; Hỗ trợ khu sơ chế, đóng gói và đưa công nghệ xử lý sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm như sử dụng chế phẩm sát khuẩn bằng nước Ozon, Anolyte; Bảo quản chuối bằng kho lạnh có điều khiển nhiệt độ, ẩm độ tự động…

Hà Nội lập mã số vùng trồng chuối ảnh 1Thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở vùng ngoại ô của Hà Nội đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào sản xuất giống chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Trung Xuân

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm