Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong dư luận. Những điểm mới trong dự thảo đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, nhà trường, giáo viên, phụ huynh, trong đó, còn nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại về việc “mở đường” cho tình trạng dạy thêm, học thêm gia tăng, gây áp lực cho học sinh.
Sáng 29/3, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý vào dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Dự kiến, dự án Luật sẽ được trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2018).
Đóng góp cho Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, Thạc sĩ Vũ Thị Bích Thảo, Viện nghiên cứu Thanh niên (Trung ương Đoàn) khẳng định kết cấu là bước đột phá trong xây dựng Báo cáo Chính trị của Đảng. Nhìn chung kết cấu của báo cáo lần này có đổi mới căn bản, không theo kết cấu bố cục truyền thống, trình bày 15 vấn đề một cách hệ thống, dễ theo dõi, dễ nắm vấn đề. Các nội dung nhận định đầy đủ, bao quát và khoa học hơn. Tuy nhiên, xét theo từng nội dung được đề cập cũng có một số nội dung trình bày chưa làm nổi bật lên được hết các vấn đề nêu ra.
Trong dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (gọi chung là dự thảo văn kiện), những nội dung về văn hóa, xã hội được trình bày thành 4 vấn đề, trong đó có một phần riêng, cụ thể nói về “Phát triển văn hóa, xây dựng con người”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp của Đảng để phát huy thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững. TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nhằm làm rõ hơn những điểm mới trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xác định mô hình tăng trưởng kinh tế; đầu tư cho khoa học, công nghệ… là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý vào dự thảo các văn văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 tại Hội nghị do Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, nhiều ý kiến cho rằng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng để xây dựng đất nước, bởi đại đoàn kết luôn là sức mạnh to lớn nhất để đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn trong mọi thời điểm, để tiếp tục phát triển đi lên.
Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Các nhà khoa học, trí thức Thủ đô đã có nhiều ý kiến đóng góp cụ thể vào dự thảo văn kiện.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp của Đảng để phát huy thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững. TTXVN trân trọng giới thiệu chùm 5 bài viết của các nhà khoa học, làm rõ hơn những điểm mới trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Bài III - Những điểm mới trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng về văn hóa - xã hội, của GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp của Đảng để phát huy thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững. TTXVN trân trọng giới thiệu chùm 5 bài viết của các nhà khoa học, làm rõ hơn những điểm mới trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Bài II - "Những điểm mới trong dự thảo văn Kiện Đại hội XII của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của PGS.TSKH Nguyễn Văn Đặng, Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương:
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu rõ: "Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp...".
Trong đường lối, chính sách đối ngoại được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua, một trong những định hướng quan trọng là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại…”. Định hướng này được tái khẳng định trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới. Trong bài viết dành riêng cho TTXVN, Tiến sỹ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao đã làm r õ khái niệm, nội hàm và các tiêu chí cơ bản của việc nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Nội dung như sau:
Rất nhiều chuyên gia tâm huyết với lĩnh vực giáo dục và đào tạo của đất nước khẳng định cần thiết phải thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện, để góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành một cách căn bản và bền vững.
Ngày 5/10, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trí thức trẻ, giảng viên trẻ và sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đóng góp ý kiến Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Sáng 4/10, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ sáu (khóa VIII) tiếp tục làm việc, thảo luận, góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng về các nội dung liên quan đến xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường… Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chủ trì hội nghị.
Cần đẩy mạnh và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây là nội dung trọng tâm được đại diện các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội X Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng do Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 2/10.
Trong không khí dân chủ, tâm huyết và trách nhiệm, ngày 24/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào các Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng với sự tham dự của đại diện các hội, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ngày 15/9, toàn văn Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến, gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Phóng viên TTXVN tại một số địa phương đã ghi nhận ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bày tỏ nguyện vọng về việc tham gia đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội XII của Đảng.
Ngày 15/9/2015, ngay sau khi Toàn văn dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được công bố, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện. Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của các tầng lớp nhân dân tại một số địa phương.