Hương ước, quy ước là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các nguyên tắc xử sự do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính chất tự quản trong nhân dân.
Hương ước, quy ước đi vào đời sống
Thôn Quảng Đà, xã Đắk Sôr (Krông Nô), ngay từ khi thành lập, người dân nơi đây đã họp bàn và đi đến thống nhất xây dựng riêng cho thôn một bản hương ước. Theo đó, năm 2004 bản hương ước của thôn có 3 chương, 23 điều ra đời đã quy định cụ thể và đầy đủ, từ tình hình an ninh trật tự đến việc phát triển kinh tế-xã hội của thôn.
Trong đó, mọi người dân trong thôn phải có trách nhiệm luôn giữ gìn mối quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, giải quyết tốt các mâu thuẫn và quyền lợi, với ý thức xây dựng tình làng nghĩa xóm chân thành, thẳng thắn, trung thực, dân chủ.
Tại thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành (Gia Nghĩa) là nơi tập hợp dân cư từ nhiều tỉnh thành trong cả nước vào lập nghiệp, làm ăn sinh sống. Mặc dù mỗi gia đình có không ít sự khác biệt về phong tục, tập quán, lối sống, nhưng từ nhiều năm nay mọi người dân trong thôn luôn có ý thức, trách nhiệm giữ gìn mối quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Để được như vậy thì từ năm 2006, người dân tại thôn Tân Tiến đã họp bàn xây dựng bản hương ước gồm có 6 chương, 28 điều quy định đầy đủ, cụ thể mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của thôn. Nhờ vậy, mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm được xây dựng theo những chuẩn mực đã được quy định trong bản hương ước.
Quy định của hương ước không chỉ áp dụng đối với những người sinh sống trong thôn mà những người ở nơi khác đến đây làm ăn thời vụ cũng được tuyên truyền thực hiện. Những người vi phạm nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phê bình hoặc có hình thức nặng hơn theo đề nghị của cộng đồng dân cư.
Theo Sở Tư pháp, tính đến nay, trên toàn tỉnh đã có 755/785 thôn, buôn, bon, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước, được UBND cấp huyện, thị xã ban hành quyết định phê duyệt, đạt 96%. Phần lớn các bản hương ước, quy ước đã bám sát với thực tế về xây dựng nếp sống văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày như: cưới hỏi, tang lễ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các công trình công cộng...
Điều đáng phấn khởi là qua khảo sát cho thấy, người dân cũng rất nghiêm túc trong việc tuân thủ, thực hiện các bản hương ước, quy ước. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đặc biệt là bài trừ các hủ tục lạc hậu, phòng chống các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, ma túy, mại dâm, trộm cắp...
Tiếp tục đổi mới, gìn giữ và phát huy
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Do đặc thù tỉnh Đắk Nông có tới 40 dân tộc anh em, với đa dạng các nét văn hóa cùng sinh sống trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, nên việc triển khai xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước có lúc, có nơi còn hạn chế.
Mặt khác, một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức nên dẫn đến việc trong thời gian dài một số cộng đồng dân cư vẫn chưa xây dựng được các bản hương ước, quy ước. Hơn nữa, hiện nay vẫn còn một số bản hương ước, quy ước chưa mang tính đặc thù của địa phương nên chưa thể đi vào đời sống của cộng đồng dân cư.
Việc soạn thảo, thông qua hương ước một số nơi chưa thực sự dân chủ. Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện theo quy định của hương ước, quy ước còn hạn chế. Không những vậy, một số địa phương còn sao chụp, rập khuôn bản hương ước, quy ước của địa phương khác để về triển khai thực hiện tại cơ sở mình…
Theo Sở Tư pháp thì để giữ gìn, phát huy nét đẹp của hương ước, quy ước trong cộng đồng, các cấp ủy, chính quyền cần kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn sát sao hơn nữa trong việc triển khai xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở địa phương.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý, xây dựng và thực hiện hương ước. Các thôn, buôn, bon, tổ dân phố cũng cần được hướng dẫn về việc chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản trong hương ước, quy ước cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.
Mặt khác, các cấp, ngành, địa phương cần tập trung vận động cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần gương mẫu, ý thức tuân thủ và thực hiện tốt các nội dung hương ước, quy ước để có sự thống nhất và tiếng nói chung từ cộng đồng dân cư, qua đó làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Lễ mừng được mùa của đồng bào M’nông ở xã Đắk N'Drung (Đắk Song). Ảnh: Hồ Mai |
Thôn Quảng Đà, xã Đắk Sôr (Krông Nô), ngay từ khi thành lập, người dân nơi đây đã họp bàn và đi đến thống nhất xây dựng riêng cho thôn một bản hương ước. Theo đó, năm 2004 bản hương ước của thôn có 3 chương, 23 điều ra đời đã quy định cụ thể và đầy đủ, từ tình hình an ninh trật tự đến việc phát triển kinh tế-xã hội của thôn.
Trong đó, mọi người dân trong thôn phải có trách nhiệm luôn giữ gìn mối quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, giải quyết tốt các mâu thuẫn và quyền lợi, với ý thức xây dựng tình làng nghĩa xóm chân thành, thẳng thắn, trung thực, dân chủ.
Tại thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành (Gia Nghĩa) là nơi tập hợp dân cư từ nhiều tỉnh thành trong cả nước vào lập nghiệp, làm ăn sinh sống. Mặc dù mỗi gia đình có không ít sự khác biệt về phong tục, tập quán, lối sống, nhưng từ nhiều năm nay mọi người dân trong thôn luôn có ý thức, trách nhiệm giữ gìn mối quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Để được như vậy thì từ năm 2006, người dân tại thôn Tân Tiến đã họp bàn xây dựng bản hương ước gồm có 6 chương, 28 điều quy định đầy đủ, cụ thể mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của thôn. Nhờ vậy, mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm được xây dựng theo những chuẩn mực đã được quy định trong bản hương ước.
Quy định của hương ước không chỉ áp dụng đối với những người sinh sống trong thôn mà những người ở nơi khác đến đây làm ăn thời vụ cũng được tuyên truyền thực hiện. Những người vi phạm nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phê bình hoặc có hình thức nặng hơn theo đề nghị của cộng đồng dân cư.
Theo Sở Tư pháp, tính đến nay, trên toàn tỉnh đã có 755/785 thôn, buôn, bon, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước, được UBND cấp huyện, thị xã ban hành quyết định phê duyệt, đạt 96%. Phần lớn các bản hương ước, quy ước đã bám sát với thực tế về xây dựng nếp sống văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày như: cưới hỏi, tang lễ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các công trình công cộng...
Điều đáng phấn khởi là qua khảo sát cho thấy, người dân cũng rất nghiêm túc trong việc tuân thủ, thực hiện các bản hương ước, quy ước. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đặc biệt là bài trừ các hủ tục lạc hậu, phòng chống các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, ma túy, mại dâm, trộm cắp...
Việc xây dựng, thực hiện tốt những quy định trong bản hương ước góp phần đưa thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành ngày càng phát triển |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Do đặc thù tỉnh Đắk Nông có tới 40 dân tộc anh em, với đa dạng các nét văn hóa cùng sinh sống trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, nên việc triển khai xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước có lúc, có nơi còn hạn chế.
Mặt khác, một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức nên dẫn đến việc trong thời gian dài một số cộng đồng dân cư vẫn chưa xây dựng được các bản hương ước, quy ước. Hơn nữa, hiện nay vẫn còn một số bản hương ước, quy ước chưa mang tính đặc thù của địa phương nên chưa thể đi vào đời sống của cộng đồng dân cư.
Việc soạn thảo, thông qua hương ước một số nơi chưa thực sự dân chủ. Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện theo quy định của hương ước, quy ước còn hạn chế. Không những vậy, một số địa phương còn sao chụp, rập khuôn bản hương ước, quy ước của địa phương khác để về triển khai thực hiện tại cơ sở mình…
Theo Sở Tư pháp thì để giữ gìn, phát huy nét đẹp của hương ước, quy ước trong cộng đồng, các cấp ủy, chính quyền cần kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn sát sao hơn nữa trong việc triển khai xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở địa phương.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý, xây dựng và thực hiện hương ước. Các thôn, buôn, bon, tổ dân phố cũng cần được hướng dẫn về việc chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản trong hương ước, quy ước cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.
Mặt khác, các cấp, ngành, địa phương cần tập trung vận động cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần gương mẫu, ý thức tuân thủ và thực hiện tốt các nội dung hương ước, quy ước để có sự thống nhất và tiếng nói chung từ cộng đồng dân cư, qua đó làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Báo Đắk Nông