Ngày 23/3, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức khai mạc Lễ hội Thành Bản Phủ và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện lần thứ XI tại Di tích Thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt).
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức đã thành công tốt đẹp. Lễ bế mạc Liên hoan diễn ra chiều 1/9 tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng KoTam.
Ngày 9/8, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng với các Lễ hội, văn hóa truyền thống. Phát huy những giá trị tốt đẹp đó, huyện Quỳnh Nhai đã có nhiều giải pháp để gìn giữ, bảo tồn, nhất là những di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng và khôi phục những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc.
Bình Thuận là địa phương có nền văn hóa đặc sắc với cộng đồng 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc nơi đây đều có sắc thái văn hóa riêng. Do nhiều lý do, không ít các di sản văn hóa truyền thống, nhất là di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một. Chính vì vậy, Bình Thuận luôn chú trọng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới dài 240 km, giáp với 3 tỉnh Svay Rieng, Prey Veng và Tboung Khmum thuộc Vương quốc Campuchia. Với đặc thù đường biên giới dài, nhiều đường mòn, lối mở khiến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép khu vực biên giới Tây Ninh luôn diễn biến khó lường.
Là Nghệ nhân Ưu tú - Nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Kiên Giang, nông dân Danh Bê đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Không chỉ yêu thích, hết lòng với văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, ông còn góp phần bảo tồn, lưu truyền nền văn hóa nghệ thuật này.
Trong Thư chúc mừng dịp Vườn Quốc gia Cúc Phương kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để ngành Lâm nghiệp Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; mong muốn toàn xã hội chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Vườn Quốc gia Cúc Phương bền vững cho muôn đời sau.
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer, với hơn 390.000 người, chiếm trên 31% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Hát Xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Tỉnh Hà Nam hội tụ những điều kiện như bến sông, bãi chợ, sân đình… để hát xẩm tồn tại. Vì thế, nghệ thuật hát Xẩm tại Hà Nam mang đặc trưng riêng là Xẩm chợ.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo của tỉnh Hà Nam diễn ra sôi nổi thông qua hàng trăm câu lạc bộ dân ca và chèo trải khắp các địa phương trong tỉnh, góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Nghệ nhân dân gian Lê Hải Thanh sinh năm 1944, dân tộc Dao Quần Trắng ở thôn Đá Bàn 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) say mê học chữ Nôm Dao, vẽ tranh thờ từ khi còn nhỏ. Ông là một trong số ít người trong cộng đồng người Dao hiện nay biết vẽ tranh thờ. Chính vì thế nhiều năm qua, người Dao ở nhiều nơi như Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ…đều tìm đến nhờ ông vẽ một bộ tranh để đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên.
Nhạc cụ là "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống, sinh hoạt gia đình… của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk nói riêng và đại ngàn Tây Nguyên nói chung.
Di cư từ vùng quê Quan họ đi làm kinh tế mới ở Cao nguyên Đắk Lắk từ năm 1995, những người con Bắc Ninh, Bắc Giang không chỉ duy trì làn điệu Quan họ trên mảnh đất mới mà còn phát triển, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa.
Nhiều năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, hướng về cội nguồn, đặc biệt là trong việc duy trì và truyền bá tiếng Việt cho các thế hệ trẻ.
Dù đã 80 tuổi nhưng còn nhanh nhẹn, mắt còn sáng, thường trực trên môi nụ cười đôn hậu, đặc biệt là giọng nói vẫn còn trong và vang, đó là những cảm nhận ban đầu khi gặp nghệ nhân Hà Thị Sóng, người dân tộc Mường, ở khu Vường 1, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Sáng 6/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lào Cai để đánh giá, cho ý kiến về đề xuất thành lập thành phố Sa Pa gắn với Khu du lịch quốc gia Sa Pa.
Với lợi thế là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, Sóc Trăng không những đa dạng về lễ hội, văn hóa, ẩm thực mà còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời của người Khmer như: làng cốm dẹp – đan đát ấp Phước Qưới (xã Phú Tân, huyện Châu Thành), làng nghề dệt chiếu ở xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu) hay làng làm nhang Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú)… Dù cho xu thế tiêu dùng ngày càng đa dạng khiến cho nghề truyền thống thủ công có nguy cơ mai một, song đồng bào Khmer ở Sóc Trăng vẫn tâm huyết gìn giữ nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt chiếu.
Tôi cho rằng, ở hai người phụ nữ K’Ho này, có cái gì đó gần giống với người nghệ sĩ. Đan chiếu, đối với họ, không chỉ là thói quen, mà còn là máu thịt. Chính cái sự làm vì nhớ nghề của họ mà nghề đan chiếu cói được gìn giữ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề rèn truyền thống, ông Chả A Thùng, dân tộc Mông ở bản Đoàn Kết, xã Đắk Ngo (Tuy Đức - Đắk Nông) đã được cha truyền cho các kỹ thuật rèn và đã cố gắng gìn giữ cho đến ngày nay.
Cách đây chưa lâu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức phục dựng điệu múa dân gian Tamia Klai Kluk (còn gọi là múa phồn thực hay múa âm dương) gần như bị thất truyền của đồng bào dân tộc Chăm.
Trong các lễ hội dân gian của Hà Nội, múa cổ là nghi thức thường thấy, nó mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử, thể hiện thế giới quan của con người, đặc biệt là những quan niệm trong đời sống tâm linh.