Làm quen với điệu Ví, Giang từ khi còn nhỏ nhưng đến khi tham gia công tác phụ nữ tại địa phương, cô sơn nữ Hà Thị Sóng mới hát Ví, hát Giang thường xuyên hơn. Cụ kể, cuộc sống khi ấy rất khó khăn, vất vả nhưng không khi nào thiếu lời ca, tiếng hát. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, câu Ví, Giang đã làm bạn với cụ Sóng và giúp cụ vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Với niềm đam mê giữ gìn vốn cổ quý báu của dân tộc, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã tự mày mò, ghi chép lại những lời cổ của điệu hát với mong muốn để dành cho con cháu sau này. Đã có nhiều người ở các xã lân cận như xã Kiệt Sơn, xã Tân Minh…vì yêu thích điệu hát Ví, hát Giang của dân tộc Mường tìm đến cụ Sóng để theo học.
Cụ kể nguồn gốc của các điệu hát Ví, hát Giang này xuất phát từ làn điệu đẻ đất, đẻ nước của người Mường. Hát Giang được coi là có đẳng cấp hơn hát Ví. Vì các bài, ca từ của hát Giang lại phải thành bài, có nội dung, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của người tham gia hát. Ca từ trong hát Giang là do người hát tự ứng khẩu, rồi cũng được lựa chọn, sàng lọc qua thời gian và lưu truyền mà thành. Hát Giang truyền thuyết (Giang chuyện) là thể loại kể truyện cổ tích, truyền thuyết, lời dặn dò của người Mường. Điệu hát này được kèm theo điệu nhạc bằng trống cái và chỉ có một người hát chính. Vừa kể cụ Sóng vừa cất giọng cao vút: “Hình nhớ ơ ơ ơ ơ ơ tất tới hờ chùa rang lái rang, thảng tới hờ chùa mằng lái mằng pằng tới hờ chùa moọc lái moọc, sỏ tảnh róc pào táo hởm púng páo 12 dòng kẻng kiểng tới hờ…”. Nghĩa là: Đất ngày xưa chưa sang lại sang, trăng ngày xưa chưa mọc lại mọc, gió đánh vào 12 con chim cánh kiến…
Dù tuổi đã cao nhưng giọng hát của cụ Sóng vẫn trong vắt, trí nhớ còn minh mẫn nên cụ giới thiệu từng làn điệu với những đặc trưng riêng. Nếu như hát Giang chuyện là những câu chuyện về lịch sử, thì hát Giang giao duyên hay còn gọi là Giang ghẹo, nội dung là hát về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước. Cụ Sóng vui vẻ kể, thời còn trẻ, vào những đêm trăng sáng, câu hát đối đáp, giao duyên tìm bạn, của nam nữ trong làng luôn vút cao, hai bên hát đối đáp để thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn trai, bạn gái. Hát Giang ghẹo cần có người nam và nữ cùng hát, nhạc điệu bằng trống cái. Sau câu hát đối giao duyên thì được thể hiện bằng ba tiếng trống hoặc mõ. Nữ hát: Hính nhớ ơ ơ ơ ơ ơ ủn èng thiểng pò rêng lá lá, ủn èng cặp lái thiểng po rêng quèn quèn, chằng hày pán thìm thí thìm théng tứ duyền này ủn cặp lái là chảng ởi (Em nghe tiếng sao mà lại lạ lạ, em nghe tiếng sao mà lại quen quen, chẳng hay bạn em quen lâu nay mới gặp). Nam hát đáp lại: Hính nhớ ơ ơ ơ ơ ơ, cảm ờn da ủn ời, máng tỳ róng lế phải ngéng cái móm, cáng kẻn cáng chon máng lế phải ngéng cải cò, máng lò lò ở lế an da ủn ời (cảm ơn em ơi, anh tự lấy phải ngọn cây ngón, anh càng chọn càng lấy phải cây co, anh lo lo chẳng lấy được em).
Trong ba điệu hát, thì hát Ví là những câu hát đối đáp về tình yêu đôi lứa, dễ hát, dễ thuộc nên đa phần những học trò của cụ đều chọn điệu hát này để học. Khác với Giang chuyện và Giang ghẹo, phần mở đầu dạo nhạc bằng câu: Pấu rắng là bón da ới… xong mới vào nội dung câu hát. Hát ví là lối hát đối đáp giữa nam và nữ. Câu Ví, câu Giang đã làm cho đời sống văn hóa của người dân tộc Mường nơi đây thêm phần phong phú. Hát Ví, hát Giang, có ở thời gian nào và bảo tồn nó ra sao thì hiện tại, người ta chưa có một công trình nghiên cứu nào được đưa ra.
Gắn bó lâu năm với câu hát truyền thống người Mường, đến nay cụ Sóng có thể nhớ và biểu diễn thuần thục cả trăm câu Giang cổ cùng những câu hát do cụ tự ứng khẩu, sáng tác trong suốt mấy chục năm. Với vốn ngôn từ phong phú, khả năng ứng tác thiên phú, nhanh nhạy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cụ cũng có thể nhanh chóng có những câu hát mới phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn đằm thắm, mượt mà. Cụ đã từng sáng tác lời Giang tuyên truyền dân số, mừng con dâu mới, mừng huyện Thanh Sơn đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang... bằng những ý tứ mới mẻ, làm mê đắm đông đảo khán giả.
Cụ kể, ngoài hát ba làn điệu cổ đó thì cụ còn sáng tác nhiều lời bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy mà nhiều người đã biết đến câu Ví, câu Giang đằm thắm của dân tộc Mường và đến tận nhà cụ để xin theo học. Tính đến nay, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã truyền dạy cho hơn 40 học trò ở trong và ngoài xã Lai Đồng. Chị Phùng Thị Sinh, một trong những người theo học hát cho biết: “Cụ Sóng là người rất đam mê với câu hát của dân tộc Mường, ai muốn học là cụ sẵn sàng chỉ dạy ngay. Chúng tôi tâm nguyện rằng, sẽ cố gắng học hỏi từ cụ để câu Ví, câu Giang của dân tộc chúng tôi sẽ không bị mai một”.
Cả đời gắn bó với câu hát Ví, hát Giang mang đậm bản sắc của dân tộc Mường, giờ đây, cụ Sóng chỉ mong muốn, ngày càng có thêm nhiều người học và yêu thích làn điệu này. Cụ mong muốn thu âm đầy đủ các làn điệu mà cụ còn lưu giữ, để sau này khi cụ không còn, các con, các cháu vẫn có thể học qua đĩa thu âm, để câu Ví, câu Giang mãi mãi ngân lên trên đất Mường nơi đây.
Cụ kể nguồn gốc của các điệu hát Ví, hát Giang này xuất phát từ làn điệu đẻ đất, đẻ nước của người Mường. Hát Giang được coi là có đẳng cấp hơn hát Ví. Vì các bài, ca từ của hát Giang lại phải thành bài, có nội dung, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của người tham gia hát. Ca từ trong hát Giang là do người hát tự ứng khẩu, rồi cũng được lựa chọn, sàng lọc qua thời gian và lưu truyền mà thành. Hát Giang truyền thuyết (Giang chuyện) là thể loại kể truyện cổ tích, truyền thuyết, lời dặn dò của người Mường. Điệu hát này được kèm theo điệu nhạc bằng trống cái và chỉ có một người hát chính. Vừa kể cụ Sóng vừa cất giọng cao vút: “Hình nhớ ơ ơ ơ ơ ơ tất tới hờ chùa rang lái rang, thảng tới hờ chùa mằng lái mằng pằng tới hờ chùa moọc lái moọc, sỏ tảnh róc pào táo hởm púng páo 12 dòng kẻng kiểng tới hờ…”. Nghĩa là: Đất ngày xưa chưa sang lại sang, trăng ngày xưa chưa mọc lại mọc, gió đánh vào 12 con chim cánh kiến…
Nghệ nhân Hà Thị Sóng truyền dạy cho lớp trẻ những làn điệu hát Ví Mường, với mong muốn thế hệ sau sẽ lưu giữ được nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Ảnh: Nguồn baophutho.vn |
Dù tuổi đã cao nhưng giọng hát của cụ Sóng vẫn trong vắt, trí nhớ còn minh mẫn nên cụ giới thiệu từng làn điệu với những đặc trưng riêng. Nếu như hát Giang chuyện là những câu chuyện về lịch sử, thì hát Giang giao duyên hay còn gọi là Giang ghẹo, nội dung là hát về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước. Cụ Sóng vui vẻ kể, thời còn trẻ, vào những đêm trăng sáng, câu hát đối đáp, giao duyên tìm bạn, của nam nữ trong làng luôn vút cao, hai bên hát đối đáp để thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn trai, bạn gái. Hát Giang ghẹo cần có người nam và nữ cùng hát, nhạc điệu bằng trống cái. Sau câu hát đối giao duyên thì được thể hiện bằng ba tiếng trống hoặc mõ. Nữ hát: Hính nhớ ơ ơ ơ ơ ơ ủn èng thiểng pò rêng lá lá, ủn èng cặp lái thiểng po rêng quèn quèn, chằng hày pán thìm thí thìm théng tứ duyền này ủn cặp lái là chảng ởi (Em nghe tiếng sao mà lại lạ lạ, em nghe tiếng sao mà lại quen quen, chẳng hay bạn em quen lâu nay mới gặp). Nam hát đáp lại: Hính nhớ ơ ơ ơ ơ ơ, cảm ờn da ủn ời, máng tỳ róng lế phải ngéng cái móm, cáng kẻn cáng chon máng lế phải ngéng cải cò, máng lò lò ở lế an da ủn ời (cảm ơn em ơi, anh tự lấy phải ngọn cây ngón, anh càng chọn càng lấy phải cây co, anh lo lo chẳng lấy được em).
Trong ba điệu hát, thì hát Ví là những câu hát đối đáp về tình yêu đôi lứa, dễ hát, dễ thuộc nên đa phần những học trò của cụ đều chọn điệu hát này để học. Khác với Giang chuyện và Giang ghẹo, phần mở đầu dạo nhạc bằng câu: Pấu rắng là bón da ới… xong mới vào nội dung câu hát. Hát ví là lối hát đối đáp giữa nam và nữ. Câu Ví, câu Giang đã làm cho đời sống văn hóa của người dân tộc Mường nơi đây thêm phần phong phú. Hát Ví, hát Giang, có ở thời gian nào và bảo tồn nó ra sao thì hiện tại, người ta chưa có một công trình nghiên cứu nào được đưa ra.
Mỗi mùa lễ hội là dịp để trai gái bản Mường cùng ôn lại làn điệu hát Ví - Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Ảnh: Nguồn baophutho.vn |
Gắn bó lâu năm với câu hát truyền thống người Mường, đến nay cụ Sóng có thể nhớ và biểu diễn thuần thục cả trăm câu Giang cổ cùng những câu hát do cụ tự ứng khẩu, sáng tác trong suốt mấy chục năm. Với vốn ngôn từ phong phú, khả năng ứng tác thiên phú, nhanh nhạy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cụ cũng có thể nhanh chóng có những câu hát mới phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn đằm thắm, mượt mà. Cụ đã từng sáng tác lời Giang tuyên truyền dân số, mừng con dâu mới, mừng huyện Thanh Sơn đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang... bằng những ý tứ mới mẻ, làm mê đắm đông đảo khán giả.
Cụ kể, ngoài hát ba làn điệu cổ đó thì cụ còn sáng tác nhiều lời bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy mà nhiều người đã biết đến câu Ví, câu Giang đằm thắm của dân tộc Mường và đến tận nhà cụ để xin theo học. Tính đến nay, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã truyền dạy cho hơn 40 học trò ở trong và ngoài xã Lai Đồng. Chị Phùng Thị Sinh, một trong những người theo học hát cho biết: “Cụ Sóng là người rất đam mê với câu hát của dân tộc Mường, ai muốn học là cụ sẵn sàng chỉ dạy ngay. Chúng tôi tâm nguyện rằng, sẽ cố gắng học hỏi từ cụ để câu Ví, câu Giang của dân tộc chúng tôi sẽ không bị mai một”.
Cả đời gắn bó với câu hát Ví, hát Giang mang đậm bản sắc của dân tộc Mường, giờ đây, cụ Sóng chỉ mong muốn, ngày càng có thêm nhiều người học và yêu thích làn điệu này. Cụ mong muốn thu âm đầy đủ các làn điệu mà cụ còn lưu giữ, để sau này khi cụ không còn, các con, các cháu vẫn có thể học qua đĩa thu âm, để câu Ví, câu Giang mãi mãi ngân lên trên đất Mường nơi đây.
Trung Kiên