Gìn giữ một điệu múa cổ của người Chăm

Gìn giữ một điệu múa cổ của người Chăm
Điệu múa âm dương thể hiện sức sống, sự sinh tồn tạo hóa của người Chăm
Điệu múa âm dương thể hiện sức sống, sự sinh tồn tạo hóa của người Chăm


Theo tục lệ, trước khi tổ chức múa, đồng bào Chăm làm lễ cúng các  vị thần linh. Lễ vật dâng cúng bao gồm: 2 con gà, 5 mâm rượu, 3 nải  chuối,1 quả dừa, ngô (bắp) rang, rượu, trứng vịt, nến trần, trầu cau…
 

Lễ vật dâng cúng thần linhLễ vật dâng cúng thần linh
 


Chủ lễ cúng phải là người có uy tín trong làng. Vào điệu múa, người  múa nam cởi trần, trên tay cầm khúc gỗ đẽo hình linga được bọc cẩn  thận trong một chiếc khăn. Người múa nữ uyển chuyển hòa vào từng  nhịp tiến lùi với người múa nam. Cặp nam nữ đầu tiên sẽ múa dẫn  đường, sau đó các cặp nam nữ khác mới được vào múa tiếp.

Những động tác múa uyển chuyển, nhịp nhàng
Những động tác múa uyển chuyển, nhịp nhàng


Đồng bào Chăm thường múa điệu âm dương vào các ngày lễ đầu  năm, đầu mùa. Đi kèm với múa âm dương là hoạt động biểu diễn các  nhạc cụ dân tộc, như trống Gi năng, trống Paranưng, kèn Saranai,  đàn Kanhi…
 

Thực hiện lễ cúng tạ ơn sau khi kết thúc màn múa âm dương
Thực hiện lễ cúng tạ ơn sau khi kết thúc màn múa âm dương

Có thể bạn quan tâm