Trẻ em tại trường mầm non ở Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, ngày 5/5/2019. Ảnh: THX/ TTXVN |
Trẻ em mầm non tham gia lễ hội ném đậu "Setsubun" tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/2/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Phân tích các dữ liệu khảo sát, James Heckman nhận thấy con của các gia đình có bố hoặc mẹ tham gia "Chương trình Perry" có xu hướng hoàn thành giáo dục trung học tốt hơn so với các trẻ còn lại (tỉ lệ 67% so với 40%). Những trẻ này cũng có khả năng làm việc toàn giờ hoặc tự làm chủ tốt hơn (59% so với 42%), đồng thời không thuộc nhóm người hay gây rối hoặc vi phạm pháp luật.
Những người tham gia "Chương trình Perry" cũng có sức khỏe tốt hơn, thể hiện trên các xét nghiệm y sinh được thực hiện khi họ khoảng 55 tuổi, và cũng có nhiều báo cáo cho thấy con cái của họ cũng khỏe mạnh.
Trẻ em tại trường mầm non ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 28/4/2019. Ảnh: THX/ TTXVN |
Nghiên cứu xác nhận lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục mầm non và những tác động lâu dài của giáo dục mầm non đối với sự tiến bộ và phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo của các thế hệ con cháu.
Theo nhà khoa học James Heckman - người hiện phụ trách Trung tâm Kinh tế Phát triển Con người tại Đại học Chicago, nghiên cứu mới này đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các chương trình giáo dục sớm thành công có liên quan mật thiết đến việc kết nối với trẻ em và xây dựng các kỹ năng về xã hội và cảm xúc.
Thanh Phương