Gian nan lập lại trật tự đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Bài 2: Tìm giải pháp để “sống chung”

Gian nan lập lại trật tự đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Bài 2: Tìm giải pháp để “sống chung”
*Thắt chặt kỷ cương      
Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, Thành viên nhóm Tư vấn đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vỉa hè là dành cho người đi bộ, lâu nay người ta lấn chiếm như vậy là vi phạm pháp luật, giờ lấy lại là thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, có bền vững hay không, việc giải quyết được gốc rễ của vấn đề mới là quan trọng.    
      
Theo ông Điền, nguyên tắc căn cơ khi muốn dẹp tình trạng buôn bán trên vỉa hè là phải tạo ra một sự lựa chọn khác cho người dân mưu sinh. Hiện nay, thành phố đang quy hoạch một số tuyến đường sẽ mở rộng, hệ thống giao thông công cộng cũng phát triển theo những tuyến đường này. Do đó, tuyến đường nào mở rộng đến đâu thì nên thắt chặt việc quản lý vỉa hè ở chỗ đó, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Tức là phải làm theo lộ trình, trình tự chứ không làm ồ ạt, đại trà như thời gian qua gây tâm lý hoang mang cho người dân. Đó là bước đầu tiên, bước thứ hai là quy hoạch một khu vực nào, tuyến đường nào để người dân vào đó buôn bán, “buôn có bạn, bán có phường”. Làm được điều này sẽ tạo thành một đặc trưng văn hóa và có giá trị về du lịch. Mỗi quận chia về các phường, phường chia về các tổ thì không khó để quản lý.      
Lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ nhiều trường hợp nhà dân dựng mái che, biển hiệu chiếm vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ nhiều trường hợp nhà dân dựng mái che, biển hiệu chiếm vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

Theo Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Luật sư Riêng (thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM), để chủ trương tạo được sự lan tỏa tốt trong cộng đồng, cần làm tốt khâu vận động tuyên truyền, đặc biệt là việc tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực này, để nguời dân đang sai phạm thấy rõ đây là chính sách chung, hướng đến sự phát triển theo xu hướng đô thị hóa. Từ đó giúp họ nhận thức tự khắc phục, khôi phục lại hiện trạng ban đầu, nhằm không bị cưỡng chế. Nếu làm tốt được việc này sẽ làm cho chính quyền giảm tải được chi phí quá lớn cho việc tiến hành cưỡng chế, nguời vi phạm sẽ giảm được thiệt hại về vật chất khi bị cưỡng chế.    
     
Ông Đào Duy Thanh, chủ một quán ăn trên đường Trương Định, quận 3 cho biết, ông thuê mặt bằng mở quán ở đây đã nhiều năm nên lượng khách khá đông. Quán tiếp giáp với mặt đường nhưng không có sân rộng phía trước nên vẫn tận dụng một phần vỉa hè để dựng xe máy cho khách. Những hôm khách đông, phải mượn chỗ nhà hàng xóm để gửi xe khách. Tuy việc kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhưng dự định sẽ thuê một chỗ dành riêng giữ xe cho khách. Tuy nhiên, theo ông Thanh, một số lề đường có vỉa hè rộng nên kẻ vạch sơn tạo điều kiện cho người dân mua bán và vẫn có chỗ cho người đi bộ.   
     
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương có thể rà soát những tuyến đường có vỉa hè rộng trên 3m. Nếu được, có thể kẻ vạch cho phép người dân sử dụng một phần để xe cho khách đến giao dịch. Tất nhiên phải ưu tiên mọi sự thuận lợi cho người đi bộ. Vì vậy, Ban An toàn giao thông kiến nghị thành phố cho thời gian 1-2 tháng để các quận huyện tuyên truyền nhắc nhở, làm cam kết không lấn chiếm vỉa hè đối với những hộ thường xuyên lấn chiếm. Cũng là để cho các hộ kinh doanh có thời gian sắp xếp lại việc buôn bán. Sau thời gian này các địa phương phải tăng cường xử lý, xử phạt và cương quyết xử lý nghiêm tất cả các trường hợp cố tình lấn chiếm.   
      
*Giải pháp để “sống chung”         
Theo bà Tô Thị Bích Châu, chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đa số người dân rất đồng tình với chủ trương và cách làm của các quận huyện. Nhưng cần lưu ý, vỉa hè là nơi mưu sinh, nguồn sống của một bộ phận lớn người dân thành phố, nhiều năm qua sinh sống trên vỉa hè và ít nhiều có đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Chính vì vậy khi giải quyết vấn đề này phải có lộ trình và biện pháp chuyển đổi, tạo công ăn việc làm, nơi buôn bán ổn định, đúng quy định cho người dân.   
      
Làm sao để vừa giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường vừa đảm bảo an sinh cho người dân bao năm nay sống bằng nghề buôn bán trên vỉa hè… Luật sư Lê Trung Phát cho rằng, trước mắt, nếu cấm tuyệt đối việc kinh doanh vỉa hè, thì cần tính toán đến việc hỗ trợ cơ chế về tài chính nếu cần thiết, để giúp những nguời kinh doanh vỉa hè sớm chuyển qua hình thức kinh doanh phù hợp để có nguồn thu nhập. Về lâu dài, chúng ta cần tạo ra các cơ chế, chính sách hợp lý để những nguời lâu nay sinh sống bằng việc kinh doanh ở vỉa hè vẫn có được nguồn thu nhập nếu họ tham gia vào những nơi kinh doanh hoặc làm những công việc đã được quy hoạch trước đó…         
Lực lượng chức năng lạp biên bản các trường hợp lấn chiếm vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng chức năng lạp biên bản các trường hợp lấn chiếm vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Theo Thạc sĩ Phạm Thanh Thôi, Giảng viên Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp để trả lại vỉa hè không phải là ngăn cấm, hay dẹp bỏ các hoạt động mua bán. Cái chính yếu là hoạt động buôn bán đó diễn ra ở đâu, trong phạm vi nào, cách bài trí hàng hóa, văn hóa kinh doanh… phải được tổ chức ra sao. Cư dân chiếm dụng vỉa hè phải tự thu xếp sao cho không lấn át quyền lưu thông của người khác.  
    
Thạc sĩ Phạm Thanh Thôi cho biết, thành phố phát triển là thành phố đem lại cơ hội và chất lượng cuộc sống tốt đẹp cho các thành phần cư dân khác nhau. Do vậy, thay cho giải pháp ngăn cấm là nhóm các giải pháp tổ chức để sống chung với các hoạt động buôn bán nhỏ. Qua đó, chính những người chiếm dụng vỉa hè tự thấy phải trả lại không gian vỉa hè cho cư dân thành phố một cách chủ động, chứ không phải trả lại cho chính quyền phường/quận hay cho lực lượng cảnh sát như lâu nay.   
      
“Trong việc tổ chức lại như vậy, chính quyền và người dân nên cùng hợp tác xây dựng các tuyến phố chuyên doanh, nơi chuyên cung cấp những mặt hàng và dịch vụ nhất định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thông qua các tuyến phố chuyên doanh đó mỗi địa phương dễ dàng xây dựng và thể hiện các nét văn hóa kinh doanh của mình. Và cũng từ đó, sẽ có điều kiện thuận lợi về mặt không gian để quản lý trật tự, xây dựng nếp sống văn minh với sự tham gia của cộng đồng”, Thạc sĩ Phạm Thanh Thôi nhấn mạnh.   
      
Ngoài ra, cần có lực lượng cảnh sát đô thị hoạt động chuyên trách để nhắc nhở hoặc phạt nặng các trường hợp cố tình làm mất trật tự, chiếm dụng vỉa hè sai quy định. Song song đó là việc giáo dục, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện buôn bán thiếu văn hóa để làm sao người bán hàng lẫn người mua hàng cùng hiểu được rằng mua bán trên vỉa hè cũng là một hoạt động văn hóa…/.

Có thể bạn quan tâm

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở khu vực phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt. Hiện nay, người dân mong muốn sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để sử dụng hằng ngày.

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Ngày 14/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I và những ngày đầu tháng 4/2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh tương đối ổn định, không ghi nhận các đợt bùng phát nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát nhưng ở tỉnh lại gia tăng đột biến số ca mắc bệnh sởi.

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

Ở cạnh nhà máy nước, thế nhưng 186 hộ dân sống trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn. Mặc dù, đã kiến nghị lên chính quyền nhiều lần, nhưng người dân vẫn chưa được nhà máy nước cấp nước sạch. Nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu kinh phí đầu tư đường dẫn cấp nước đến khu vực các hộ dân thiếu nước đang sinh sống.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Chiều 13/4, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh là anh em ruột tử vong.

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tỉnh Vĩnh Long có hơn 22.630 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Những ngày cận Tết Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer trong tỉnh phấn khởi tham gia các hoạt động Tết quân dân gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Đẩy mạnh xây nhà ở xã hội . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bắc Giang sẽ hoàn thành trên 5,5 nghìn căn nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội. Trên cơ sở các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong năm nay các dự án sẽ hoàn thành 5.594 căn nhà ở xã hội, đảm bảo theo chỉ tiêu được giao.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên quốc lộ 48 qua địa bàn tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát

Nhiều địa phương miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lớn, dông lốc

Chiều và tối 12/4, nhiều địa phương miền núi phía Tây Nghệ An đã xảy ra mưa dông, gió giật mạnh. Diễn biến thiên tai cực đoan đã khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây đổ, ruộng đồng, hoa màu bị ảnh hưởng. Một số sông suối dâng cao, dòng chảy mạnh làm ngập và cuốn trôi diện tích lúa ven bờ của người dân. Nguy cơ xảy ra lũ ống, sạt lở đất ở một số địa bàn trọng điểm, trên các tuyến đường miền núi tăng cao.

Xóa nhà tạm theo mô hình kiến trúc nhà truyền thống từng vùng. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Lào Cai chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Hưởng ứng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 12/4 Đồn Biên phòng Bát Xát, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã ra quân phối hợp với Đoàn thanh niên xã Bản Qua đến trao quà và tiền hỗ trợ cho 6 hộ gia đình và cử 30 cán bộ chiến sĩ đến giúp ngày công xây dựng tại thôn Ná Nàm, xã Bản Qua, huyện Bát Xát.

Chính quyền địa phương huyện Mỹ Tú bàn giao căn nhà mới ngay vào dịp Tết cổ truyền Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho gia đình chị Trần Thị Mỹ Xuyên (xã Mỹ Thuận). Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong căn nhà mới

Sóc Trăng, tỉnh có trên 31% dân số là đồng bào dân tộc Khmer (gần 400.000 người), nhiều nhất cả nước. Những ngày này, không khí ở phum sóc đồng bào Khmer trở nên rộn rã chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Niềm vui được nhân đôi khi nhiều hộ đồng bào khó khăn về nhà ở được đón Tết trong căn nhà mới.

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.