Ghẹ Hàm Ninh - sản vật địa phương vươn tầm thương hiệu quốc gia

Các món ăn làm từ ghẹ Hàm Ninh. Ảnh: TTXVN phát
Các món ăn làm từ ghẹ Hàm Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) phối hợp với Hội đầu bếp chuyên nghiệp thành phố vừa tổ chức thành công chương trình "Xác lập kỷ lục quốc gia 100 món ăn từ ghẹ Hàm Ninh - Phú Quốc năm 2023".

"Đảo ngọc" Phú Quốc làm say đắm lòng người không chỉ bởi bãi cát vàng hay biển trong xanh mà còn là "rừng vàng biển bạc". Ẩm thực Phú Quốc mới chính là "điểm nhấn ấn tượng" khiến du khách gần xa không ngớt lời khen ngợi như tiêu, rượu sim, nước mắm… Đặc biệt nhất vẫn là ghẹ Hàm Ninh - món ăn được nhiều du khách yêu thích. Ghẹ Hàm Ninh là món quà từ đại dương, tạo nên đặc sản trứ danh nức tiếng gần xa.

Ghẹ Hàm Ninh - sản vật địa phương vươn tầm thương hiệu quốc gia ảnh 1Trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục Quốc gia 100 món ăn từ ghẹ Hàm Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Xã Hàm Ninh nằm ở phía đông đảo Phú Quốc. Hệ sinh thái biển của Hàm Ninh vô cùng phong phú đã tạo ra nguồn thủy hải sản đa dạng và tươi ngon, đặc biệt là ghẹ. Ghẹ Hàm Ninh ưa sống trong môi trường nước sạch dưới lòng đại dương ở độ sâu khoảng từ 3 -10m. Do sinh sống trong khu vực có thảm cỏ biển và dưới các cồn cát, ghẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, thịt săn chắc và ngọt. Khác với nhiều loại thủy hải sản đánh bắt theo mùa, ghẹ Hàm Ninh được khai thác quanh năm, tươi ngon nhất vẫn là những con ghẹ đánh bắt vào khoảng thời gian đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch.

Ghẹ được chế biến thành nhiều món ngon như cơm ghẹ, ghẹ rang me, canh ghẹ chua cay, càng ghẹ muối ớt… Ngon nhất vẫn là ghẹ luộc, có thể thêm chút sả đập dập. Đó là cách làm đơn giản để giữ được độ đạm và hương vị của biển. Ghẹ là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn nơi đây.

Anh Tăng Vũ Phong, bếp trưởng Nhà hàng Đồi Trăng (ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh) cho biết, những con ghẹ tươi ngon nhất là vào khoảng thời gian đầu hay cuối tháng âm lịch. Không chọn những con ghẹ quá to, tầm 5-7 con/kg là ngon nhất. Ghẹ cái thịt mềm nhưng nhiều gạch, ghẹ đực thịt chắc thơm. Ngoài ra, chế biến phải có kỹ thuật, dùng vật nhọn đâm vào hõm của ghẹ rồi mới tháo dây buộc rửa sạch cát.

Ngày 8/2/2022, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành Quyết định số 8640/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể ghẹ Hàm Ninh - Phú Quốc. Việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể giúp cho ghẹ Hàm Ninh được bảo hộ và nâng tầm thương hiệu quốc gia.

Bà Nguyễn Kim Tới, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh cho biết, việc xây dựng được thương hiệu đã khó, gìn giữ và phát huy giá trị của thương hiệu càng khó hơn. Thời gian tới, chính quyền địa phương cùng bà con tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về đánh bắt, khai thác hải sản, trong đó vùng đánh bắt lưới ghẹ sao cho phù hợp theo từng mùa vụ. Tuyệt đối không để các ghe tàu đánh bắt công suất lớn vào vùng cấm khai thác để giữ thảm cỏ biển cho nguồn lợi thủy sản nói chung, con ghẹ nói riêng sinh sản.

Từ những đặc trưng đó, để góp phần thu hút du khách cũng như quảng bá hình ảnh du lịch Phú Quốc sau thời gian ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đội ngũ Hội đầu bếp chuyên nghiệp thành phố Phú Quốc thực hiện chương trình "Xác lập kỷ lục quốc gia 100 món ăn từ ghẹ Hàm Ninh - Phú Quốc năm 2023" .

Ghẹ Hàm Ninh - sản vật địa phương vươn tầm thương hiệu quốc gia ảnh 2
Ghẹ Hàm Ninh - sản vật địa phương vươn tầm thương hiệu quốc gia ảnh 3
Ghẹ Hàm Ninh - sản vật địa phương vươn tầm thương hiệu quốc gia ảnh 4Các món ăn làm từ ghẹ Hàm Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Với nguồn nguyên liệu tươi ngon mang đặc trưng của Phú Quốc như các loại hải sản tươi sống từ ghẹ… qua bàn tay tài hoa của những đầu bếp chuyên nghiệp đã "Chế biến và công diễn 100 món ăn từ ghẹ Hàm Ninh - Phú Quốc năm 2023", cực kỳ hấp dẫn, được Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục Việt Nam, góp phần quảng bá thương hiệu đặc sản hải sản Phú Quốc, tạo nên sự kiện mang dấu ấn về ẩm thực đặc trưng truyền thống của địa phương.

Các món ăn tiêu biểu trong 100 món ăn từ ghẹ biểu: Ghẹ sốt trứng muối, ghẹ sốt XO, sốt tương cay, sốt Singapore, chiên với bắp muối ớt, xào bơ, sốt muối hồng tiêu Phú Quốc, đùi chiên tempura, rang muối Hồng Kông, sốt phô mai, rang me, mì xào ghẹ tam tơ, gỏi với sốt chanh dây, mai nấu chậm sốt tương, súp ghẹ tiến vua, nem ghẹ cung đình, chả ghẹ đế vương, cơm ghẹ ớt xiêm xanh…

Phú Quốc được mệnh danh là "thiên đường" giữa biển, có điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa. Phú Quốc đang dần trở thành thiên đường nghỉ dưỡng mới của thế giới, thu hút đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế, được các hãng truyền thông của Mỹ bình chọn là một trong những điểm đến tốt nhất châu Á trong năm 2019 và Top 5 điểm đến mùa thu hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương. Địa danh này cùng với Phuket của Thái Lan và Bali của Indonesia là ba hòn đảo có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của loại hình du lịch nghỉ dưỡng đã được khẳng định, Phú Quốc còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động khám phá thiên nhiên kỳ thú có thể làm lạc bước chân du khách khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp. Với 150 km đường bờ biển, Phú Quốc sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía Bắc đến phía Nam, với 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh, hệ động thực vật phong phú. Ngoài ra, nơi đây còn có những bãi biển trãi dài, mang vẻ đẹp riêng, thơ mộng, tĩnh lặng như bãi Sao, bãi Dài, bãi Trường, bãi Cát Lấp…

Cùng với tài nguyên biển, đảo phong phú, Phú Quốc còn có hệ sinh thái rừng đa dạng, tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc với tổng diện tích trên 31.422 ha. Hệ sinh thái biển của Phú Quốc rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau lung linh, lấp lánh dưới làn nước biển trong vắt. Đặc biệt có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm, 62 loài rong biển và có một số loài quý hiếm.

Đến đảo Phú Quốc, du khách có dịp tham quan nhiều di tích lịch sử như Dinh Cậu, nhà tù Phú Quốc, khu căn cứ của anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của Vua Gia Long... Đặc biệt Phú Quốc còn có một số nghề và làng nghề nổi tiếng như làng chài Hàm Ninh, làng nghề sản xuất nước mắm, nghề nuôi và sản xuất ngọc trai, nghề làm rượu sim, nghề trồng hồ tiêu. Sự xuất hiện và tồn tại của các nghề, làng nghề đã mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống của người dân trên đảo. Từ những điểm nổi bật trên, năm 2022, Phú Quốc đã đón gần 3 triệu lượt khách đến tham quan.

Lê Sen

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Tại tỉnh Trà Vinh, thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", người dân đã đăng ký gần 5.000 ha tham gia sản xuất theo mô hình ở vụ sản xuất lúa Hè Thu, cao gấp trên 5 lần so với diện tích tham gia đề án ở vụ lúa Đông Xuân 2024-2025.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ biết đến những thửa ruộng bậc thang, một kỳ quan của người Mông đã được công nhận là danh thắng Quốc gia. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo rộng hơn 20.000 ha với những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ và thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Chiều 4/4, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và công tác xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn theo hình thức trực tuyến kết nối với 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, tối 2/4, tại sân vận động Bảo Đà, thành phố Việt Trì, Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Phú Thọ năm 2025

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang ghi dấu ấn đậm nét trong việc triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chương trình đang là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai đang sở hữu vùng nguyên liệu mía khoảng 45.000 ha, trải dài khắp các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh. Vùng Đông Trường Sơn bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, từng được biết đến là vùng đất khó với những cánh đồng khô cằn chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu phộng, ngô hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước với gần 32.000 ha, mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bình Phước. Ảnh: K GỬIH

Bình Phước khai thác giá trị sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh khai thác giá trị sản phẩm nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu OCOP Bình Phước.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Sản phẩm tiêu biểu của Cao Bằng vươn xa nhờ đa dạng kênh tiêu thụ

Sản phẩm tiêu biểu của Cao Bằng vươn xa nhờ đa dạng kênh tiêu thụ

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực ở địa phương.

Kiên Giang tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Kiên Giang tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Từ đó, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh không ngừng tăng, đặc biệt các sản phẩm từ 3 sao tăng lên 4 sao thời gian gần đây tăng mạnh, giúp tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nâng cao thu nhập người dân nông thôn.

Bình Phước xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Phước xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Để sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tăng dần về lượng và chất qua từng năm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã đề nghị các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh. Các sở, ngành, địa phương cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân, hợp tác xã tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, góp phần giới thiệu, quảng bá cũng như tăng thêm tính cạnh tranh cho nông sản Bình Phước trong quá trình hội nhập.

Nhiều hộ dân chuyển sang làm những sản phẩm đan lát có giá trị cao phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Bạc Liêu bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Dù tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động tại khu vực nông thôn nhưng các làng nghề của tỉnh Bạc Liêu đang bị mai một, nhiều làng nghề hoạt động cầm chừng. Trước thực trạng như vậy, tỉnh Bạc Liêu đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và phát triển các làng nghề, trong đó xác định bảo tồn làng nghề phải gắn với phát triển du lịch.

Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Ảnh: TTXVN phát

Yên Bái gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chuỗi liên kết để nâng cao giá trị đặc sản của nông sản, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và xây dựng nông thôn mới.