Nghiên cứu theo dõi hơn 12.000 người khỏe mạnh trên 45 tuổi từ năm 1990 đến năm 2016. Trong 26 năm, 5.291 người đã qua đời; gần 1.500 người được chẩn đoán mắc chứng mất trí, trong đó 80% mắc Alzheimer; trong khi 1.285 người bị đột quỵ và 263 người có triệu chứng Parkinson.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới 45 tuổi trở lên là 48% trong khi nam giới là 36%. Sự cách biệt về giới này chủ yếu là do thực tế nam giới có tuổi thọ trung bình thấp hơn nữ giới. Cũng theo nghiên cứu, chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh “ngốn” hơn 2% GDP toàn cầu. Các nhà nghiên cứu trên lưu ý công trình này tiến hành đối với những người châu Âu, vốn có tuổi thọ trung bình khá cao, do đó không thể áp dụng với những nhóm người khác.
Trên thế giới có khoảng 7% dân số trên 65 tuổi mắc chứng Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Tỷ lệ này tăng lên 40% ở những người trong độ tuổi từ 85 tuổi trở lên. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2050, số người mắc các bệnh này sẽ tăng gấp 3 lần lên 152 triệu người, gây ra thách thức không nhỏ đối với hệ thống y tế thế giới. Dù chưa có phương pháp điều trị các bệnh lý thoái hóa thần kinh nói trên, song giới khoa học cho rằng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, không hút thuốc hoặc không mắc bệnh tiểu đường, có thể giúp phòng ngừa đột quỵ, chứng mất trí, cũng như giảm nguy cơ mắc Parkinson.
Các khối protein kết dính trong các tế bào não là nguyên nhân gây bệnh Parkinson, Alzheimer. Ảnh: healthplus.vn |
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới 45 tuổi trở lên là 48% trong khi nam giới là 36%. Sự cách biệt về giới này chủ yếu là do thực tế nam giới có tuổi thọ trung bình thấp hơn nữ giới. Cũng theo nghiên cứu, chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh “ngốn” hơn 2% GDP toàn cầu. Các nhà nghiên cứu trên lưu ý công trình này tiến hành đối với những người châu Âu, vốn có tuổi thọ trung bình khá cao, do đó không thể áp dụng với những nhóm người khác.
Trên thế giới có khoảng 7% dân số trên 65 tuổi mắc chứng Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Tỷ lệ này tăng lên 40% ở những người trong độ tuổi từ 85 tuổi trở lên. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2050, số người mắc các bệnh này sẽ tăng gấp 3 lần lên 152 triệu người, gây ra thách thức không nhỏ đối với hệ thống y tế thế giới. Dù chưa có phương pháp điều trị các bệnh lý thoái hóa thần kinh nói trên, song giới khoa học cho rằng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, không hút thuốc hoặc không mắc bệnh tiểu đường, có thể giúp phòng ngừa đột quỵ, chứng mất trí, cũng như giảm nguy cơ mắc Parkinson.
Nguyễn Hằng