Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng

Vào mùa hoa mai anh đào, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hút nhiều du khách tới tham quan. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN
Vào mùa hoa mai anh đào, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hút nhiều du khách tới tham quan. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN

Những năm gần đây, nhằm thu hút du khách, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển mô hình du lịch canh nông (DLCN). Đây là loại hình du lịch mới vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch, vừa quảng bá các sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.

Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 1Vào mùa hoa mai anh đào, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hút nhiều du khách tới tham quan. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN

Từ đa dạng hóa sản phẩm du lịch...

Lâm Đồng là địa phương có diện tích đất sản xuất rau, hoa và cây đặc sản lớn nhất cả nước với trên 23.300 ha. Nhằm khai thác tối đa lợi thế này, đưa DLCN trở thành sản phẩm du lịch mới có tính cạnh tranh cao, Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc mời các chuyên gia đến tư vấn cho các doanh nghiệp, hộ dân nhằm hình thành các mô hình như “Tuyến DLCN”, “Điểm DLCN”… Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng: “Không chỉ góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, các tuyến, điểm DLCN còn quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống địa phương đến với du khách gần xa”.

Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 2“Năm 2019, khách du lịch đến với Lâm Đồng đạt 7,16 triệu lượt, trong đó có hàng trăm nghìn du khách đến với các điểm DLCN, góp phần không nhỏ vào doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh” - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN
Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 3Điểm du lịch canh nông ươm tơ dệt lụa Cường Hoàn ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) thu hút nhiều du khách. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN
Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 4Sau 3 năm được định hướng phát triển, tỉnh Lâm Đồng hiện có 33 điểm du lịch canh nông đạt chuẩn, thu hút ngày càng nhiều du khách. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN

Đến nay, sau 3 năm được định hướng phát triển, Lâm Đồng hiện có 33 điểm DLCN đạt chuẩn, thu hút ngày càng nhiều du khách. Đó là điểm DLCN Mê Linh Coffee Garden ở tổ 20, thôn 4, xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt); điểm DLCN Kiến Huy ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương); vườn dâu tây Hiệp Lực và Định Farm ở phường 8 (thành phố Đà Lạt)… “Đến với các điểm DLCN, tôi thấy rất thú vị. Không chỉ được thỏa sức ngắm nhìn những vườn hoa, rau, củ, quả… vô cùng đẹp mắt, được tự tay hái quả và ăn tại vườn, tôi còn được trải nghiệm thực tế công việc của người nông dân” - anh Nguyễn Văn Hiệu, du khách đến từ Hà Nội hào hứng chia sẻ với chúng tôi. ...

Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 5Đến với điểm du lịch canh nông Thái Dương ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) du khách được trải nghiệm quy trình nuôi ong lấy mật. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN

Đến từng bước nâng cao thu nhập cho người dân

Mặc dù mới vào hè nhưng nhiều điểm DLCN như Ươm tơ dệt lụa truyền thống Cường Hoàn ở thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà), Mật ong Thái Dương ở xã Phú Hội (huyện Đức Trọng), quán K’ho Coffee ở thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương)… đã nhộn nhịp du khách đến tham quan tìm hiểu, mua sắm các sản phẩm nông nghiệp. Tại quán K’ho Coffee của chị Cơ Liêng Rô Lan (người K’ho) ở tổ dân phố B’Nơr C, thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), chúng tôi gặp một nhóm du khách châu Âu đang say sưa tìm hiểu quy trình sản xuất và thưởng thức cà phê Arabica. Biết tận dụng khoảng đất giữa vườn cà phê để vừa mở quán cà phê vừa phục vụ du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu quy trình trồng, chế biến cà phê, chị Cơ Liêng Rô Lan đã có thu nhập 300 - 400 triệu đồng/năm.

Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 6Định Farm ở phường 8, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những điểm sáng về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Du khách tới đây vừa được tham quan vừa được thưởng thức miễn phí nông sản. Ảnh: An Thành Đạt - DTMN

Nhờ vẻ đẹp, sự hấp dẫn riêng nên các tuyến, điểm DLCN ở Lâm Đồng đang ngày càng thu hút du khách. Nếu như năm 2018, lượng khách đến với Lâm Đồng đạt khoảng 6,5 triệu lượt thì đến năm 2019 đạt 7,16 triệu lượt, tăng 10,1% (khách quốc tế tăng 9,8%, khách nội địa tăng 10,1%). Đặc biệt, đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến với các điểm DLCN, góp phần đưa doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh đạt 12.888 tỷ đồng (tăng 10,1% so với năm 2018).

Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 7Khách du lịch Pháp trải nghiệm công đoạn rang xay và thưởng thức cà phê tại quán K’ho Coffee ở tổ dân phố B’Nơr C, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Ảnh: An Thành Đạt
Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 8Nhiều hộ đồng bào K’ho ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) tham gia trồng dâu tây, góp phần thu hút khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm. Ảnh: An Thành Đạt
Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 9Nông trại du lịch canh nông Kiến Huy ở thôn Đạ Đum II, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) với trải nghiệm rau quả ứng dụng công nghệ cao, giúp tăng thu nhập cho bà con dân tộc K’ho tại địa phương. Ảnh: An Thành Đạt
Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 10Vườn hoa cẩm tú cầu ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những điểm du lịch canh nông thu hút đông đảo du khách, giúp du khách lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất cùng người thân và bạn bè của mình. Ảnh: An Thành Đạt
Du lịch canh nông – Hướng đi mới của ngành du lịch Lâm Đồng ảnh 11Lâm Đồng là địa phương có diện tích đất sản xuất rau, hoa và cây đặc sản lớn nhất cả nước với trên 23.300 ha. Ảnh: An Thành Đạt

Mô hình DLCN không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng mà còn là cơ hội tốt cho các chủ trang trại, hộ đồng bào dân tộc, doanh nghiệp và du khách hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng, trong nước và các quốc gia trên thế giới. Để chất lượng dịch vụ của các tuyến, điểm DLCN ngày càng được nâng cao, tỉnh sẽ tiếp tục dành nhiều quan tâm, tạo cơ chế linh hoạt, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cùng hướng tới mục tiêu đón và phục vụ 7,8 triệu lượt khách trong năm 2020.

Đỗ Hữu Hải - An Thành Đạt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm