Sau gần 3 năm triển khai Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông (theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 13/4/2021), UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định chấm dứt hiệu lực của Quy chế này do không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định liên quan đến loại hình du lịch canh nông.
Với ý tưởng nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn ở Nghệ An đã bắt đầu chuyển mình, phát triển diện tích, nâng chất lượng sản phẩm và nghiên cứu đầu tư sâu sản phẩm chế biến từ loại cây có múi này. Cam Vinh cũng chính là sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch, làm quà tặng, quà biếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình Du lịch canh nông và trở thành địa phương đầu tiên của cả nước thí điểm mô hình kết hợp du lịch với sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian thực hiện đến nay đã có hàng chục mô hình Du lịch canh nông đi vào hoạt động, đón khách hiệu quả. Tuy nhiên, qua thời gian thí điểm, tỉnh Lâm Đồng nhận định mô hình này đang gặp phải khá nhiều khó khăn cần tháo gỡ...
Với lợi thế là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, địa hình đa dạng, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong những năm qua, Nghệ An đã hình thành nhiều mô hình du lịch nông nghiệp và nhanh chóng trở thành sản phẩm chủ đạo. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn đang kéo dài, du lịch nông nghiệp (du lịch canh nông) ngày càng trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người dân.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn với nhiều quy định mới; trong đó, người dân được phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện mô hình du lịch canh nông.
Không hẹn mà gặp, nhiều bạn trẻ ở Lâm Đồng đã có chung ý tưởng khởi nghiệp “xanh” với mong muốn làm giàu từ những sản vật đặc trưng ngay chính quê hương mình. Ý tưởng của họ tuy không mới nhưng lại là hướng đi của thời cuộc, khi sống xanh, sống lành mạnh đang dần phổ biến ở mọi miền đất nước.
Những năm gần đây, nhằm thu hút du khách, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển mô hình du lịch canh nông (DLCN). Đây là loại hình du lịch mới vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch, vừa quảng bá các sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.
Cao nguyên Kon Tum - địa phương được thiên nhiên ban tặng nhiều vùng đồi núi với khí hậu phù hợp để phát triển du lịch, nhất là du lịch canh nông. Phát huy thế mạnh đó, trong những năm trở lại đây, nhiều chính sách phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang chứng minh định hướng phát triển du lịch ở nhiều địa phương trong tỉnh Kon Tum đã đi đúng hướng.
Du lịch canh nông, hay du lịch gắn với quảng bá sản vật nông nghiệp địa phương là một hướng đi mới cho du lịch Nghệ An hiện nay. Việc khai thác chính tài nguyên nông nghiệp sẵn có để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ du lịch sẽ là một giải pháp giúp các trang trại, nhà vườn tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch và quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết, tận dụng các lợi thế hiện có, vài năm trở lại đây tại Nghệ An đã xuất hiện mô hình du lịch canh nông. Điển hình, như du lịch cánh đồng hoa hướng dương và trang trại bò sữa TH; du lịch đảo chè Thanh Chương; cánh đồng hoa tam giác mạch; du lịch vườn cam ở huyện Con Cuông, Quỳ Hợp; trại cừu huyện Yên Thành…
Cùng với các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu như rau, hoa, trà B’Lao – Bảo Lộc, du lịch canh nông ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã trở thành sản phẩm cạnh tranh, có lợi thế, tạo thành thương hiệu. Với những lợi thế sẵn có, nhiều nông dân, trang trại đã biến nơi sản xuất của mình, trở thành điểm đến cho khách du lịch thăm thú, chụp ảnh.
Tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đề án thí điểm mô hình du lịch canh nông tại thành phố Đà Lạt ở khu phố Xuân Hương (phường 9) và mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Trại Mát (phường 11) nhằm giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về mô hình trồng rau siêu sạch của Đà Lạt.