Đốt phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu dân cư, các tuyến giao thông chính sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó quy định cụ thể mức xử phạt đối với vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Dot phu pham tu cay trong canh khu dan cu, cac tuyen giao thong chinh se bi phat den 3 trieu dong hinh anh 1Khói đốt rơm làm hạn chế tầm nhìn trên Quốc lộ 61C, đoạn qua huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Cụ thể, phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính. Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.

Đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.

Phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.

Đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng.

Thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước bị phạt đến 50 triệu đồng.

Nghị định cũng quy định mức phạt đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài. Cụ thể, phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.

Đối với hành vi thải các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 50-80 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường; Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 5 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường; Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

PV

Tin liên quan

Đốt rơm rạ và các giải pháp thay thế tại Hà Nội

Sau mỗi vụ thu hoạch, trên những cánh đồng lúa ở Hà Nội lại mù mịt khói từ việc đốt rơm rạ. Hành động đốt rơm rạ trái quy định không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và gây mất an toàn giao thông. Nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trên, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ và đồng hành với các bên liên quan.


Vận động người dân cam kết không đốt rơm rạ tại đồng ruộng

Sau vụ thu hoạch lúa, nhiều người dân khu vực ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng đã trở thành thói quen cố hữu. Việc này không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân, nhất là trong những ngày thời tiết bất thường mà còn gây lãng phí nguồn tài nguyên.


Cần bỏ tập quán đốt rơm rạ trên ruộng để bảo vệ đất

Để chuẩn bị cho vụ mùa Hè Thu, phần lớn nông dân thường có tập quán phủ rơm để đốt đồng, tuy nhiên theo các nhà chuyên môn, việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng không những gây lãng phí mà còn mang những tác hại lớn đến môi trường, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất.


Ưu điểm và nhược điểm của việc đốt rơm rạ trên ruộng lúa

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, người dân ở nhiều vùng quê thường có thói quen đốt rơm rạ ngay tại chân ruộng. Việc làm này bên cạnh ưu điểm cũng có một vài nhược điểm. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi xin giới thiệu những ưu, nhược điểm của việc làm này để bà con tham khảo,, lựa chọn.



Đề xuất