Đốt rơm rạ trên đồng ruộng là tập quán có hại cho đất và môi trường |
Tỉnh Đồng Tháp sắp hoàn thành thu hoạch gần 210 nghìn ha lúa vụ Đông Xuân 2016 - 2017. Canh tác hơn 2 hecta lúa tại xã Mỹ Hoà, huyện Tháp Mười, bà Phan Thị Hơn cho biết, những người đốt đồng chủ yếu là canh tác lúa chất lượng thấp như IR50404, do thương lái không mua rơm từ loại lúa này. Đồng thời, đốt đồng là việc làm có từ lâu đời. Sau mỗi vụ mùa, đốt rơm rạ trên đồng sẽ có lợi trước tiên là không tốn công và chi phí xử lý rơm rạ trên đồng ruộng. Mặt khác, sẽ tiêu diệt được mầm mống dịch hại và một phần cỏ dại có trên đồng ruộng và tạo ra một lượng tro làm phân bón trả lại cho đất.
Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Đại học Nam Sài Gòn cho biết, đây là việc làm không mang tính khoa học. Bởi vì, các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành các chất vô cơ, phần than còn lại trên mặt ruộng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Trong khi đó, đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi, đồng ruộng trở nên khô và có khả năng chai cứng nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài. Đặc biệt, khi đốt rơm, mỗi héc ta sẽ phát thải 110 tấn khí CH4, 10 tấn khí N2O. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và quá trình sản xuất của người dân.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong vụ Đông Xuân, Đồng Tháp có hơn 20 nghìn tấn rơm, nhưng số lượng rơm rạ được tận dụng một cách có ích chỉ chiếm một phần rất nhỏ, đa phần người dân vẫn còn giữ thói quen đốt đồng, mặc dù bà con vẫn biết tác hại của việc làm này.
Để xử lý lượng rơm rạ trên đồng ruộng sau mỗi lần thu hoạch, giải pháp tối ưu là nên mang hết rơm ra khỏi ruộng để làm sạch đất và cắt mầm bệnh của vụ mùa trước. Lượng rơm rạ thừa sau thu hoạch, có thể tận dụng trồng nấm rơm nấm, chăn nuôi,... để tăng thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, những phế phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch nấm, chăn nuôi cần phải trả lại cho đất để tạo nguồn phân bón hữu cơ giúp đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ, đồng thời tiết kiệm được một lượng lớn phân hóa học bón cho đồng ruộng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh nói thêm, trong trường hợp, rơm được đem ra khỏi đồng ruộng, để tránh tình trạng ngộ độc hữu cơ cho ruộng lúa thì người dân nên xử lý rơm rạ bằng cách cày vùi, dùng chế phẩm vi sinh Trichoderma hoặc dùng vôi bột để phân hủy rơm rạ thành phân bón hữu cơ tốt hơn nhanh hơn.
Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân chia sẻ, đốt đồng không những không có lợi cho người nông dân mà còn có những hệ luỵ lâu dài cho ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có nguồn tài nguyên khó phục hồi là đất và khí quyển. Vì vậy, người trồng lúa cần thay đổi tập quán sản xuất, nhất là trong cách xử lý rơm rạ sau mỗi vụ mùa, góp phần vào định hướng chung, định hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong vụ Đông Xuân, Đồng Tháp có hơn 20 nghìn tấn rơm, nhưng số lượng rơm rạ được tận dụng một cách có ích chỉ chiếm một phần rất nhỏ, đa phần người dân vẫn còn giữ thói quen đốt đồng, mặc dù bà con vẫn biết tác hại của việc làm này.
Để xử lý lượng rơm rạ trên đồng ruộng sau mỗi lần thu hoạch, giải pháp tối ưu là nên mang hết rơm ra khỏi ruộng để làm sạch đất và cắt mầm bệnh của vụ mùa trước. Lượng rơm rạ thừa sau thu hoạch, có thể tận dụng trồng nấm rơm nấm, chăn nuôi,... để tăng thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, những phế phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch nấm, chăn nuôi cần phải trả lại cho đất để tạo nguồn phân bón hữu cơ giúp đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ, đồng thời tiết kiệm được một lượng lớn phân hóa học bón cho đồng ruộng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh nói thêm, trong trường hợp, rơm được đem ra khỏi đồng ruộng, để tránh tình trạng ngộ độc hữu cơ cho ruộng lúa thì người dân nên xử lý rơm rạ bằng cách cày vùi, dùng chế phẩm vi sinh Trichoderma hoặc dùng vôi bột để phân hủy rơm rạ thành phân bón hữu cơ tốt hơn nhanh hơn.
Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân chia sẻ, đốt đồng không những không có lợi cho người nông dân mà còn có những hệ luỵ lâu dài cho ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có nguồn tài nguyên khó phục hồi là đất và khí quyển. Vì vậy, người trồng lúa cần thay đổi tập quán sản xuất, nhất là trong cách xử lý rơm rạ sau mỗi vụ mùa, góp phần vào định hướng chung, định hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Chương Đài
Tin liên quan:
Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ
Ưu điểm và nhược điểm của việc đốt rơm rạ trên ruộng lúa
Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ
Ưu điểm và nhược điểm của việc đốt rơm rạ trên ruộng lúa