Những nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết của đồng bào vùng cao ở Lào Cai

Những nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết của đồng bào vùng cao ở Lào Cai

Mùa xuân mới đang về trên khắp các bản làng vùng cao Lào Cai. Trong hơi sương lạnh, những cánh hoa đào phớt hồng, chùm mận trắng vươn mình khoe sắc cùng gió núi. Khắp các làng trên, xóm dưới rộn rã không khí chuẩn bị cho một mùa lễ hội tưng bừng với những nghi lễ độc đáo, những món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, mỗi dân tộc ở Lào Cai đón năm mới với phong tục tập quán riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu của 25 dân tộc anh em vùng biên giới.

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý vẫn còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Để xóa bỏ rào cản này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương đã không ngừng nỗ lực truyền thông, cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình. Nhờ vậy, người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Nhiều hộ gia đình người Pa Kô ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới được vay vốn ưu đãi phát triển nghề dệt thổ cẩm, góp phần gìn giữ nghề truyền thống. Ảnh: Trần Việt

Chính sách ưu đãi cho đồng bào vùng cao A Lưới

Những năm vừa qua, các chương trình tín dụng chính sách nói chung, Nghị định 28/2022/NĐCP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng tại huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Người dân xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải trang trí không gian từ sản phẩm làm bằng tre, trúc để đón Tết Độc lập. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Đồng bào vùng cao vui đón Tết Độc lập

Vào dịp Quốc khánh, đồng bào ở khắp các thôn, bản xa xôi ở vùng cao Yên Bái lại nô nức tụ hội để chung vui ngày Tết Độc lập. Trong tâm thức của họ, ngày Tết Độc lập có ý nghĩa rất quan trọng, mang đến niềm phấn khởi, tự hào khi được sống trong hòa bình, độc lập, tự do. Vào dịp này, mỗi người đều diện những bộ quần áo đẹp nhất, nô nức giao lưu văn hóa, trao đổi các mặt hàng truyền thống, thể hiện tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng các dân tộc.

Đảng viên trẻ Mai Thị Hiền, nữ bác sĩ hết lòng vì sức khỏe đồng bào vùng cao Hà Giang

Đảng viên trẻ Mai Thị Hiền, nữ bác sĩ hết lòng vì sức khỏe đồng bào vùng cao Hà Giang

Suốt 9 năm qua, đảng viên trẻ, bác sĩ Mai Thị Hiền (dân tộc Tày, quê ở huyện Bắc Quang), Phụ trách trạm Y tế xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) không quản ngại mọi khó khăn và đã trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương, nơi có tới 95% là người Mông sinh sống, nhận thức việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi ốm đau còn hạn chế. Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho cộng đồng, nhiều năm qua, bà con dân tộc đều biết ơn, yêu quý bác sĩ Hiền và coi chị như người con ưu tú của bản làng.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm, tặng quà và chúc Tết tại Quảng Ninh

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm, tặng quà và chúc Tết tại Quảng Ninh

Ngày 1/2, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã thăm, tặng quà và chúc Tết đồng bào vùng cao, một số gia đình chính sách, công nhân, các đơn vị lực lượng vũ trang huyện Tiên Yên nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Từ ngồn vốn vay tín dụng chính sách gia đình anh Hà Văn Xâm (dân tộc Mường) tại bản Cốc, xã Nam Tiến, huyện Quan Hoá đã đầu tư mô hình chă nuôi trâu, bò. Hiện tại gia đình đang có 2 con bò 8 con trâu trưởng thành. Thu nhập bình quân mỗi năm đạt trên 100 t

Thanh Hóa: Tín dụng chính sách “mở lối” giúp đồng bào vùng cao thoát nghèo

Tín dụng chính sách không chỉ là người bạn đồng hành của đồng bào các dân tộc thiểu số mà còn là "bệ đỡ" giúp chính quyền các huyện miền núi thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Tại Thanh Hóa, từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều người dân vùng sâu, vùng xa đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Bà con mua bán quẩy tấu tại chợ phiên Mèo Vạc. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Đồng bào vùng cao Hà Giang nô nức xuống chợ phiên Mèo Vạc

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay cũng là lúc chợ phiên huyện Mèo Vạc (Hà Giang) mở cửa. Phiên chợ chỉ họp vào Chủ nhật hàng tuần tại trung tâm thị trấn Mèo Vạc là dịp để bà con từ các thôn, bản trong và ngoài huyện gặp gỡ, mua bán, trao đổi các mặt hàng thiết yếu, nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm… của địa phương. Đến chợ, người dân và du khách có thể tìm được rất nhiều đặc sản địa phương, các đồ dùng, vật dụng quen thuộc đối với đồng bào vùng cao như quẩy tấu, vải thổ cẩm, vải lanh, các món ăn truyền thống của bà con bản địa. Đặc biệt nơi đây còn có một khu vực chợ để buôn bán bò lớn nhất, nhì các huyện vùng Cao nguyên đá – Chợ bò huyện Mèo Vạc.
Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Cao Bằng thoát nghèo hiệu quả

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Cao Bằng thoát nghèo hiệu quả

Hơn 20 năm làm nhiệm vụ tại vùng cao biên giới tỉnh Cao Bằng, cán bộ, chiến sỹ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 799 (Quân khu 1) không quản ngại khó khăn bám dân, bám bản thực hiện có hiệu quả nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn của địa phương.
Điện lực Lai Châu hướng về đồng bào vùng cao

Điện lực Lai Châu hướng về đồng bào vùng cao

Những năm qua, Công ty Điện lực Lai Châu (PC Lai Châu) luôn đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân toàn tỉnh. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, PC Lai Châu cũng triển khai các hoạt động an sinh xã hội, tri ân khách hàng, nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Những nấc thang kỳ vĩ. Ảnh: Khải Hoàn

Những nấc thang kỳ vĩ

Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ là kiệt tác được đồng bào vùng cao dày công vun đắp qua nhiều thế hệ để canh tác các loại cây lương thực. Hiện nay, những công trình ruộng bậc thang kỳ vĩ này đã được Nhà nước công nhận là danh thắng quốc gia và được giới truyền thông quốc tế ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam.
Cán bộ, đảng viên cùng nhân dân xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) giúp các gia đình đang cách ly thu hoạch ngô tại thôn Minh Tiến. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN

Ấm tình tương thân tương ái của đồng bào vùng cao chống dịch COVID-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Giang, số ca lây nhiễm liên tục tăng, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức và quần chúng nhân dân, những việc làm thiết thực đã thể hiện tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc vùng cao Hà Giang.
Thành viên một hợp tác xã tại huyện Mai Sơn cắt cỏ phục vụ chăn nuôi bò. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Sơn La giúp hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất

Trong những năm gần đây tỉnh Sơn La đã trở thành một điểm sáng trong nông nghiệp. Đặc biệt, diện tích cây ăn quả đến nay đã đạt gần 80 nghìn ha, lớn nhất miền Bắc. Trong quá trình đó, việc thành lập và phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hợp tác xã, tư duy sản xuất của người dân đã thay đổi, nhờ đó đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào vùng cao.
Người dân xã Dần Thàng lên rừng thu hoạch măng sặt. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Phát triển măng thành cây đặc sản, xóa nghèo cho đồng bào vùng cao Lào Cai

Từ một loài cây dân dã trong rừng, giờ đây, cây măng không những trở thành đặc sản mà còn giúp nhiều nông dân ở Lào Cai thoát nghèo và làm giàu. Không còn bán cây măng tươi do hái lượm tự phát, giờ đây măng của Lào Cai đã hình thành vùng hàng hóa, bước vào quy trình chế biến sâu, dần thâm nhập vào chuỗi các sản phẩm đặc hữu địa phương.
Nhờ chăm trông quế, nhiều người Dao ở Bắc Hà, Lào Cai có cuộc sống ổn định. Ảnh :vietnamnet.vn

Cây quế giúp đồng bào xã vùng cao Nậm Đét thoát nghèo

Người dân trồng quế ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang hết sức phấn khởi vì quế được giá cao nhất từ trước đến nay. Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 đường vào xã Nậm Đét, thủ phủ trồng quế của huyện Bắc Hà luôn nhộn nhịp như ngày hội.
Những nữ bí thư chi bộ giúp đồng bào vùng cao vượt khó

Những nữ bí thư chi bộ giúp đồng bào vùng cao vượt khó

"Luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, không ngại khó, ngại khổ…" là những lời nhận xét của người dân xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) về những nữ bí thư chi bộ, trưởng thôn trên địa bàn xã. Phát huy vai trò, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nhiều năm qua, những nữ bí thư chi bộ, trưởng thôn ở Xuân Quang đã tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương… góp phần đưa xã Xuân Quang “về đích” nông thôn mới.
Trồng rừng giúp đồng bào vùng cao Yên Sơn thoát nghèo bền vững

Trồng rừng giúp đồng bào vùng cao Yên Sơn thoát nghèo bền vững

Công Đa là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nhờ trồng rừng nhiều hộ dân trên địa bàn xã vươn lên thoát nghèo. Với thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/chu kỳ, trồng rừng đang là hướng phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu của người dân nơi đây.