Theo chị Grum, ủ rượu cần là công việc thường xuyên của gia đình chị từ nhiều năm nay. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được bà và mẹ chỉ dạy cho các công đoạn làm một ché rượu cần. Thời gian đầu, chị chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình, lâu lâu có ai nhờ thì mới làm. Uống rượu cần của chị làm, bà con hàng xóm đều khen rượu ngon.
Tiếng lành đồn xa, lượng người đến đặt hàng ngày càng đông nên chị đã mạnh dạn nghĩ đến việc mở cơ sở sản xuất với số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trung bình mỗi năm, gia đình chị ủ và bán trên 300 ché rượu cần, chỉ tính riêng dịp tết là hơn 100 ché với mức giá từ 200.000-500.000 đồng/ché.
Tiếng lành đồn xa, lượng người đến đặt hàng ngày càng đông nên chị đã mạnh dạn nghĩ đến việc mở cơ sở sản xuất với số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trung bình mỗi năm, gia đình chị ủ và bán trên 300 ché rượu cần, chỉ tính riêng dịp tết là hơn 100 ché với mức giá từ 200.000-500.000 đồng/ché.
Chị GRum chuẩn bị ché để ủ rượu cần bán trong dịp Tết |
Chị Grum cho biết: “Quy trình làm rượu cần không khó, nhưng để ủ được ché rượu ngon lại là sự khéo tay và chú tâm của người làm. Mỗi ché rượu của từng gia đình có mỗi vị khác nhau, với nhạt, chua, cay, nồng, ngọt, thanh, đậm... Ngoài việc kiếm thêm thu nhập thì làm rượu cần còn là cách để tôi gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc".
Tương tự, anh K’Srai ở bon Tinh Wel Đơm cũng đang tất bật ủ hơn 100 ché rượu cần để bán dịp Tết. Theo anh K’Srai, trong những lần tham gia lễ hội và được nếm thử rượu cần truyền thống, anh cảm thấy rất thích thú. Từ đó, anh ấp ủ ý định làm rượu cần và tìm đến những người già trong bon để học cách nấu.
Thấy anh chăm chỉ tìm hiểu, những người già đã chỉ cho anh “bí quyết” làm rượu cần từ men vỏ cây rừng. Vậy là bắt đầu từ làm cho gia đình, người thân, bạn bè, họ hàng, từ năm 2008, gia đình K’Srai làm rượu cần bán ra thị trường. Đến nay, khi các bon làng trong vùng có tổ chức các lễ hội, đều đến gia đình anh để lấy rượu cần về phục vụ nghi lễ.
Theo anh K’Srai, việc làm rượu cần tuy đơn giản, nhưng cũng có những “bí quyết” riêng của nó thì sản phẩm mới ngon, thu hút khách hàng. Để làm ra được một ché rượu cần ngon bao gồm nhiều công đoạn. Độ ngon của rượu cần phụ thuộc vào khâu đầu tiên là men rượu.
Để có được men rượu ngon, anh phải lên rừng tìm lá, rễ cây để ủ men. Men rượu giã nhỏ, trộn đều với nếp, qua một đêm, mở ra thấy có mùi thơm ngào ngạt thì cho vào ché, lấy lá chuối khô đậy lại rồi mang đi ủ. Khoảng một tháng sau là rượu chín, nhưng để càng lâu thì càng thơm ngon, nước rượu càng ngọt, nồng chứ không bị chua hay đắng.
Điều đáng ghi nhận là từ khi bắt đầu làm rượu cần bán ra thị trường, gia đình anh luôn cố gắng bảo đảm chất lượng để vừa lòng khách hàng. Hiện tại, ngoài việc nỗ lực làm rượu cần ngon, anh cũng đang làm thủ tục đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mang thương hiệu “Rượu cần K’Srai- Na”.
Gia đình chị H’Mai ở bon Tinh Wel Đơm cũng ủ hơn 100 ché rượu cần bán Tết. Với mức giá từ 200.000-400.000 đồng/ché (tùy theo mức độ lớn, nhỏ của từng ché), mỗi năm gia đình chị bán hàng trăm ché rượu cần ra thị trường.
Chị H’Mai cho biết: “Những năm gần đây, nhu cầu uống rượu cần của khách hàng ngày càng nhiều nên gia đình cũng kiếm thêm thu nhập từ nghề này khá nhiều. Để thu hút khách hàng, gia đình tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm và vấn đề an toàn vệ sinh lên hàng đầu. Tôi cũng như bà con mong muốn thương hiệu rượu cần của người Mạ được đông đảo mọi người biết đến và đó cũng là cách giới thiệu văn hóa đặc trưng của dân tộc mình”.
Theo UBND xã Đắk Nia, trên địa bàn xã hiện có khoảng 10 hộ gia đình dân tộc Mạ vẫn đang giữ nghề làm rượu cần truyền thống để bán ra thị trường. Tuy chưa tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng và việc sản xuất chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, nhưng nhờ cách ủ truyền thống, cùng với men rượu đặc trưng nên rượu cần của bà con rất được khách hàng gần xa ưa chuộng.
Tương tự, anh K’Srai ở bon Tinh Wel Đơm cũng đang tất bật ủ hơn 100 ché rượu cần để bán dịp Tết. Theo anh K’Srai, trong những lần tham gia lễ hội và được nếm thử rượu cần truyền thống, anh cảm thấy rất thích thú. Từ đó, anh ấp ủ ý định làm rượu cần và tìm đến những người già trong bon để học cách nấu.
Thấy anh chăm chỉ tìm hiểu, những người già đã chỉ cho anh “bí quyết” làm rượu cần từ men vỏ cây rừng. Vậy là bắt đầu từ làm cho gia đình, người thân, bạn bè, họ hàng, từ năm 2008, gia đình K’Srai làm rượu cần bán ra thị trường. Đến nay, khi các bon làng trong vùng có tổ chức các lễ hội, đều đến gia đình anh để lấy rượu cần về phục vụ nghi lễ.
Theo anh K’Srai, việc làm rượu cần tuy đơn giản, nhưng cũng có những “bí quyết” riêng của nó thì sản phẩm mới ngon, thu hút khách hàng. Để làm ra được một ché rượu cần ngon bao gồm nhiều công đoạn. Độ ngon của rượu cần phụ thuộc vào khâu đầu tiên là men rượu.
Để có được men rượu ngon, anh phải lên rừng tìm lá, rễ cây để ủ men. Men rượu giã nhỏ, trộn đều với nếp, qua một đêm, mở ra thấy có mùi thơm ngào ngạt thì cho vào ché, lấy lá chuối khô đậy lại rồi mang đi ủ. Khoảng một tháng sau là rượu chín, nhưng để càng lâu thì càng thơm ngon, nước rượu càng ngọt, nồng chứ không bị chua hay đắng.
Điều đáng ghi nhận là từ khi bắt đầu làm rượu cần bán ra thị trường, gia đình anh luôn cố gắng bảo đảm chất lượng để vừa lòng khách hàng. Hiện tại, ngoài việc nỗ lực làm rượu cần ngon, anh cũng đang làm thủ tục đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mang thương hiệu “Rượu cần K’Srai- Na”.
Gia đình chị H’Mai ở bon Tinh Wel Đơm cũng ủ hơn 100 ché rượu cần bán Tết. Với mức giá từ 200.000-400.000 đồng/ché (tùy theo mức độ lớn, nhỏ của từng ché), mỗi năm gia đình chị bán hàng trăm ché rượu cần ra thị trường.
Chị H’Mai cho biết: “Những năm gần đây, nhu cầu uống rượu cần của khách hàng ngày càng nhiều nên gia đình cũng kiếm thêm thu nhập từ nghề này khá nhiều. Để thu hút khách hàng, gia đình tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm và vấn đề an toàn vệ sinh lên hàng đầu. Tôi cũng như bà con mong muốn thương hiệu rượu cần của người Mạ được đông đảo mọi người biết đến và đó cũng là cách giới thiệu văn hóa đặc trưng của dân tộc mình”.
Theo UBND xã Đắk Nia, trên địa bàn xã hiện có khoảng 10 hộ gia đình dân tộc Mạ vẫn đang giữ nghề làm rượu cần truyền thống để bán ra thị trường. Tuy chưa tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng và việc sản xuất chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, nhưng nhờ cách ủ truyền thống, cùng với men rượu đặc trưng nên rượu cần của bà con rất được khách hàng gần xa ưa chuộng.
Theo baodaknong.org.vn