Bài 3: Ngày mùa ở các làng nghề
Thời điểm hiện tại, con nước đã tràn đồng, cùng với sự sôi động của các nghề khai thác đặc trưng "mùa nước nổi" thì đây cũng là thời điểm các làng nghề ngư cụ ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của ngư dân đánh bắt thuỷ sản theo con nước.
Đặt chân đến làng nghề sản xuất lưới đánh bắt cá ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò và xã Long Hậu, huyện Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp dễ dàng cảm nhận được cái không khí hối hả, tất bật và tiếng máy dập chì vang lên đều đặn. Hai làng nghề này được xem là làng nghề có truyền thống lâu đời, là đầu mối cung cấp lưới, dụng cụ đánh bắt cá có quy mô lớn trong vùng Đồng bằng sông cửu long và các nước như Lào, Campuchia...
Qua tìm hiểu, các cơ sở tại làng nghề sản xuất quanh năm, nhưng đơn hàng tập trung cao điểm vào các tháng mùa nước nổi. Bắt đầu từ độ tháng 7, 8 âm lịch, nhu cầu tiêu thụ tăng thêm khoảng 20% so với ngày thường.
Sản phẩm ở đây rất đa dạng gồm lưới ba màng, với nhiều kích cỡ khác nhau từ 1 cm cho đến hơn 10 cm. Những năm gần đây, làng nghề này còn ra sản phẩm mới là lưới xếp và lưới bát quái được ngư dân ưa chuộng.
Chị Đặng Thị Mơ, chủ cơ sở sản xuất lưới Phúc Lộc ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung cho biết, cơ sở có gần 20 công nhân sản xuất tại chỗ và hơn 30 người nhận gia công tại nhà đang hối hả thực hiện các công đoạn để kịp giao hàng. Với lượng nhân công như vậy, mỗi ngày cơ sở Phúc Lộc sản xuất từ 200 - 300 chiếc lưới các loại.
Theo chị Mơ, tuỳ theo thời điểm con nước về, nhu cầu tiêu thụ lưới đánh cá có kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn, đầu mùa lũ, cá linh non về, bán chạy nhất là lưới dày; lưới để bắt cá rô khoảng 2,5 - 3 cm bán nhiều nhất là từ đầu tháng 8 âm lịch; độ tháng 10 âm lịch, người dân gọi là "mùa cá ra", lưới có kích cỡ tương đối trên 3 cm lại được mùa. Riêng, lưới ba màng là loại được ưa chuộng quanh năm, còn lưới từ 10 cm chỉ chuyên dành cho bắt cá lớn.
Năm nay, do giá nguyên liệu cùng giá thuê công nhân tăng nên về giá cả mỗi chiếc lưới cũng tăng nhẹ từ 10.000 - 20.000 đồng/chiếc, so với cùng kỳ năm 2017. Hiện tại, giá lưới dao động từ 60.000 - 200.000 đồng/chiếc, tuỳ theo kích thước và loại hàng.
Vướng mắc hiện tại của cơ sở sản xuất lưới Phúc Lộc nói riêng cũng như làng lưới nói chung là vào mùa nhưng lại thiếu công nhân. Nhu cầu đang tăng nhưng không thể nhận thêm đơn hàng vì sản xuất không kịp.
Còn tại làng nghề đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài, thuộc xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tiếng búa, tiếng cưa, xẻ gỗ luôn vang đều. Bởi năm nay, người dân gắn bó với nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ cũng "trúng mùa", đơn đặt hàng tăng hơn so với các năm trước.
Ông Nguyễn Văn Thi, ấp Long Hoà, xã Long Hậu cho biết, trước đây ông đi làm thuê cho các cơ sở sản xuất xuồng, nhưng 2 năm trở lại đây ông dành dụm vốn mua cây, mua gỗ, vật liệu sẵn để tự sản xuất.
Ông Thi cho biết, làng nghề sản xuất quanh năm, nhưng cao điểm là bắt đầu từ đầu tháng 4, 5 âm lịch trở đi và kéo dài đến giữa tháng 9, đầu tháng 10.
Để không bị động khi con nước về, phải chuẩn bị nguyên, vật liệu ngay từ tháng 2, tháng 3 âm lịch. Làng nghề đóng xuồng ở rạch Bà Đài được sản xuất theo thị hiếu sử dụng của người trong và ngoài tỉnh, nổi tiếng với nhiều kiểu dáng phổ biến như: xuồng cui, xuồng mũi bằng, xuồng ba lá, xuồng tam bản,..., và cả những loại ghe có tải trọng lớn.
Những năm trước, do không có lũ, người dân chỉ sản xuất cầm chừng, tuy nhiên năm nay, nhờ nước lớn nên xuồng để phục vụ giăng lưới, giăng câu rất đắt hàng. Hiện tại, cơ sở sản xuất của ông không đủ hàng để bán.
Theo ông Thi, nếu đóng ghe có trọng tải lớn từ 40 đến 50 tấn thì phải đóng từ 30 - 40 ngày mới xong, giá giao động từ hơn 150 - 300 triệu đồng, tuỳ tải trọng, kích cỡ và loại gỗ. Đối với xuồng phục vụ đánh bắt trong mùa lũ, mỗi người thợ một ngày có thể đóng được một chiếc. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực như Long An, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau...
Năm nay, nhu cầu tăng, giá gỗ và công lao động tăng nên giá xuồng cũng biến động nhẹ. Giá chỉ dao động từ 700.000 - 1,3 triệu đồng/chiếc, tuỳ loại, tăng 200 - 300.000 đồng/chiếc. Với mức giá này, sau khi trừ tất cả chi phí, công thợ..., chủ cơ sở có lợi nhuận từ 80.000 - 120.000 đồng/chiếc.
Làng nghề đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài này đã tồn tại gần một thế kỷ. Nơi đây được công nhận danh hiệu làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2005 và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.
Trước đây, làng nghề này có gần 140 cơ sở, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động tại địa phương. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố; trong đó, do nguyên nhân nhiều năm lũ không về, mực nước thấp, thêm vào đó là các chất liệu như sắt, composit,... dần thay thế chất liệu gỗ, nên sức tiêu thụ giảm đáng kể. Hiện trên địa bàn xã chỉ còn hơn 20 cơ sở đóng, xuồng, ghe còn duy trì hoạt động thường xuyên.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết, đóng xuồng, ghe và sản xuất lưới là hai trong tổng số sáu làng nghề tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương. Ngoài việc sản xuất quanh năm góp phần ổn định kinh tế cho hộ gắn bó với nghề, các làng nghề này còn giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương, nhất là nguồn lao động nhàn rỗi trong mùa nước nổi.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay của các làng nghề là hầu hết các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình, chưa có sự liên kết nên mang tính nhỏ, lẻ, "tự sản, tự tiêu"; chưa hình thành được các doanh nghiệp có tầm hoạt động lớn. Mặt khác, do vốn đầu tư còn hạn chế nên thiết bị, máy móc chậm đổi mới dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập chưa cao.
Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát huy làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, huyện có chủ trương sẽ phát triển sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ lờ, lợp, xuồng, ghe,... thu nhỏ để làm quà tặng.
Không chỉ vậy, Lai Vung cũng sẽ có kế hoạch để hỗ trợ người dân về vấn đề đào tạo nguồn lao động, thay đổi phương thức sản xuất theo hướng cơ giới hoá trong sản xuất; giúp các hộ sản xuất đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và tìm kiếm, khai thác thị trường thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm.
Một mùa lũ nữa đang về. Còn đó những nỗi lo khi "con nước tràn bờ" đe doạ vườn cây, ruộng lúa,... nhưng khi con nước đổ cũng mang theo phù sa cho đất đai màu mỡ, mang nguồn cá, tôm giúp người dân mưu sinh lúc nông nhàn. Cũng vào thời điểm "nước nhảy khỏi bờ" ấy, các nghề "ăn theo" như lưới, lờ, lợp, xuồng, ghe,... cũng trúng mùa, "ăn nên làm ra". (Xem tiếp Bài 4: Lũ về cho tôm cá đầy đồng)
Đan lợp cua tại một hộ dân ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Chương Đài - TTXVN |
Qua tìm hiểu, các cơ sở tại làng nghề sản xuất quanh năm, nhưng đơn hàng tập trung cao điểm vào các tháng mùa nước nổi. Bắt đầu từ độ tháng 7, 8 âm lịch, nhu cầu tiêu thụ tăng thêm khoảng 20% so với ngày thường.
Sản phẩm ở đây rất đa dạng gồm lưới ba màng, với nhiều kích cỡ khác nhau từ 1 cm cho đến hơn 10 cm. Những năm gần đây, làng nghề này còn ra sản phẩm mới là lưới xếp và lưới bát quái được ngư dân ưa chuộng.
Chị Đặng Thị Mơ, chủ cơ sở sản xuất lưới Phúc Lộc ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung cho biết, cơ sở có gần 20 công nhân sản xuất tại chỗ và hơn 30 người nhận gia công tại nhà đang hối hả thực hiện các công đoạn để kịp giao hàng. Với lượng nhân công như vậy, mỗi ngày cơ sở Phúc Lộc sản xuất từ 200 - 300 chiếc lưới các loại.
Theo chị Mơ, tuỳ theo thời điểm con nước về, nhu cầu tiêu thụ lưới đánh cá có kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn, đầu mùa lũ, cá linh non về, bán chạy nhất là lưới dày; lưới để bắt cá rô khoảng 2,5 - 3 cm bán nhiều nhất là từ đầu tháng 8 âm lịch; độ tháng 10 âm lịch, người dân gọi là "mùa cá ra", lưới có kích cỡ tương đối trên 3 cm lại được mùa. Riêng, lưới ba màng là loại được ưa chuộng quanh năm, còn lưới từ 10 cm chỉ chuyên dành cho bắt cá lớn.
Năm nay, do giá nguyên liệu cùng giá thuê công nhân tăng nên về giá cả mỗi chiếc lưới cũng tăng nhẹ từ 10.000 - 20.000 đồng/chiếc, so với cùng kỳ năm 2017. Hiện tại, giá lưới dao động từ 60.000 - 200.000 đồng/chiếc, tuỳ theo kích thước và loại hàng.
Vướng mắc hiện tại của cơ sở sản xuất lưới Phúc Lộc nói riêng cũng như làng lưới nói chung là vào mùa nhưng lại thiếu công nhân. Nhu cầu đang tăng nhưng không thể nhận thêm đơn hàng vì sản xuất không kịp.
Còn tại làng nghề đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài, thuộc xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tiếng búa, tiếng cưa, xẻ gỗ luôn vang đều. Bởi năm nay, người dân gắn bó với nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ cũng "trúng mùa", đơn đặt hàng tăng hơn so với các năm trước.
Ông Nguyễn Văn Thi, ấp Long Hoà, xã Long Hậu cho biết, trước đây ông đi làm thuê cho các cơ sở sản xuất xuồng, nhưng 2 năm trở lại đây ông dành dụm vốn mua cây, mua gỗ, vật liệu sẵn để tự sản xuất.
Ông Thi cho biết, làng nghề sản xuất quanh năm, nhưng cao điểm là bắt đầu từ đầu tháng 4, 5 âm lịch trở đi và kéo dài đến giữa tháng 9, đầu tháng 10.
Để không bị động khi con nước về, phải chuẩn bị nguyên, vật liệu ngay từ tháng 2, tháng 3 âm lịch. Làng nghề đóng xuồng ở rạch Bà Đài được sản xuất theo thị hiếu sử dụng của người trong và ngoài tỉnh, nổi tiếng với nhiều kiểu dáng phổ biến như: xuồng cui, xuồng mũi bằng, xuồng ba lá, xuồng tam bản,..., và cả những loại ghe có tải trọng lớn.
Những năm trước, do không có lũ, người dân chỉ sản xuất cầm chừng, tuy nhiên năm nay, nhờ nước lớn nên xuồng để phục vụ giăng lưới, giăng câu rất đắt hàng. Hiện tại, cơ sở sản xuất của ông không đủ hàng để bán.
Theo ông Thi, nếu đóng ghe có trọng tải lớn từ 40 đến 50 tấn thì phải đóng từ 30 - 40 ngày mới xong, giá giao động từ hơn 150 - 300 triệu đồng, tuỳ tải trọng, kích cỡ và loại gỗ. Đối với xuồng phục vụ đánh bắt trong mùa lũ, mỗi người thợ một ngày có thể đóng được một chiếc. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực như Long An, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau...
Năm nay, nhu cầu tăng, giá gỗ và công lao động tăng nên giá xuồng cũng biến động nhẹ. Giá chỉ dao động từ 700.000 - 1,3 triệu đồng/chiếc, tuỳ loại, tăng 200 - 300.000 đồng/chiếc. Với mức giá này, sau khi trừ tất cả chi phí, công thợ..., chủ cơ sở có lợi nhuận từ 80.000 - 120.000 đồng/chiếc.
Làng nghề đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài này đã tồn tại gần một thế kỷ. Nơi đây được công nhận danh hiệu làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2005 và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.
Trước đây, làng nghề này có gần 140 cơ sở, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động tại địa phương. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố; trong đó, do nguyên nhân nhiều năm lũ không về, mực nước thấp, thêm vào đó là các chất liệu như sắt, composit,... dần thay thế chất liệu gỗ, nên sức tiêu thụ giảm đáng kể. Hiện trên địa bàn xã chỉ còn hơn 20 cơ sở đóng, xuồng, ghe còn duy trì hoạt động thường xuyên.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết, đóng xuồng, ghe và sản xuất lưới là hai trong tổng số sáu làng nghề tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương. Ngoài việc sản xuất quanh năm góp phần ổn định kinh tế cho hộ gắn bó với nghề, các làng nghề này còn giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương, nhất là nguồn lao động nhàn rỗi trong mùa nước nổi.
Tuy nhiên, cái khó hiện nay của các làng nghề là hầu hết các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình, chưa có sự liên kết nên mang tính nhỏ, lẻ, "tự sản, tự tiêu"; chưa hình thành được các doanh nghiệp có tầm hoạt động lớn. Mặt khác, do vốn đầu tư còn hạn chế nên thiết bị, máy móc chậm đổi mới dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập chưa cao.
Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát huy làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, huyện có chủ trương sẽ phát triển sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ lờ, lợp, xuồng, ghe,... thu nhỏ để làm quà tặng.
Không chỉ vậy, Lai Vung cũng sẽ có kế hoạch để hỗ trợ người dân về vấn đề đào tạo nguồn lao động, thay đổi phương thức sản xuất theo hướng cơ giới hoá trong sản xuất; giúp các hộ sản xuất đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và tìm kiếm, khai thác thị trường thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm.
Một mùa lũ nữa đang về. Còn đó những nỗi lo khi "con nước tràn bờ" đe doạ vườn cây, ruộng lúa,... nhưng khi con nước đổ cũng mang theo phù sa cho đất đai màu mỡ, mang nguồn cá, tôm giúp người dân mưu sinh lúc nông nhàn. Cũng vào thời điểm "nước nhảy khỏi bờ" ấy, các nghề "ăn theo" như lưới, lờ, lợp, xuồng, ghe,... cũng trúng mùa, "ăn nên làm ra". (Xem tiếp Bài 4: Lũ về cho tôm cá đầy đồng)
Bùi Giang - Chương Đài
(TTXVN)