Đổi thay trên quê hương những người mang họ Bác Hồ: Bài 2 - Giao thông tạo sức vươn lên mạnh mẽ cho A Lưới

Đổi thay trên quê hương những người mang họ Bác Hồ: Bài 2 - Giao thông tạo sức vươn lên mạnh mẽ cho A Lưới

Ấn tượng đối với A Lưới hôm nay là tuyến đường Hồ Chí Minh - con đường huyền thoại chạy dọc theo huyện lỵ trở thành động lực cho phát triển đô thị. Bên cạnh đó, huyện A Lưới còn xây dựng hàng trăm km đường bê tông, đường nhựa đến tận các thôn bản, để việc đi lại, buôn bán, vận chuyển... của đồng bào đỡ vất vả hơn. Bà con đi chợ, người thân đến thăm nhau bằng xe đạp, xe máy, không còn cảnh băng rừng, lội suối như xưa. Đêm đêm, nhà cửa, phố xá đèn điện sáng trưng, không còn cảm giác đó là thị trấn của một huyện vùng cao.

Đến nay tất cả các xã vùng sâu ở huyện A Lưới đã có đường ô tô vào tới trung tâm xã. Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN
Đến nay tất cả các xã vùng sâu ở huyện A Lưới đã có đường ô tô vào tới trung tâm xã. Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN


Bên ché rượu nồng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế Kê Sửu cho biết: Lên vùng núi phía Tây Thừa Thiên - Huế bây giờ có thể cảm nhận được vẻ mặt rạng rỡ đến diệu kỳ của con người nơi đây. Sự phát triển được đánh dấu qua kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo sau từng năm, năm sau thấp hơn năm trước. Ở A Lưới, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là 48,47%, nay chỉ còn 17,6%... 

Các em nhỏ không còn lạ với cái chữ, các cụ già được ủ ấm với áo cơm. Các chị, các mẹ được bồi dưỡng kiến thức chăm sóc gia đình, hạch toán kinh tế bên cạnh biết lo toan việc bếp núc, rẫy nương. Các chú, các anh phần nào đã biết chia sẻ công việc gia đình với người phụ nữ. Nhiều gia đình nông dân đã vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc của mình cùng với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Môi trường sống xen kẽ, hòa đồng giữa người Kinh và người Thượng trên cùng địa bàn xã, thôn, tổ dân cư ngày càng phát triển và phát huy. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và xóa đói giảm nghèo. 

Càng bất ngờ hơn khi đến xã Nhâm, phần đông đồng bào các dân tộc ở đây được thu nhận vào làm công nhân nông trường, đi chăm sóc cà phê bằng xe máy. Mới đưa vào trồng thử từ năm 1996, năm nay A Lưới dự tính phát triển thêm 1.000 ha, nâng tổng diện tích cà phê toàn huyện lên khoảng 1.800 ha. Quá trình chăm sóc, người dân còn được nông trường đầu tư phân bón và hoàn trả tiền đầu tư sau khi có sản phẩm thu hoạch nên bà con đồng tình và hưởng ứng cao. Ngoài diện tích cà phê nông hộ của mình, hiện có hơn 1.000 hộ nhận khoán, chăm sóc và hưởng lợi trên toàn bộ diện tích của nông trường theo thoả thuận với người lao động. Huyện tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê cho đồng bào các dân tộc, phấn đấu đưa năng suất năng suất khoảng từ 4-5 tấn/ha như hiện nay lên hơn 10 tấn/ha. 

Người dân ở A Lưới còn tham gia làm công nhân ở công trường thủy điện A Lưới. Ngày chặn dòng, đưa công trình vào sử dụng, bản làng vui như có hội, thức trắng đêm chứng kiến dòng sông A Sáp, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đại ngàn hùng vĩ phải khuất phục. Cán bộ và nhân dân A Lưới hiểu rằng, nay mai nguồn điện từ A Lưới sẽ thắp sáng ước mơ, đưa vùng đất nghèo khó này cùng Thừa Thiên - Huế đi lên. Chính điều đó lý giải vì sao có 1.066 hộ dân trong vùng lòng hồ phải di chuyển đến nơi ở mới để phục vụ cho việc thi công công trình nhưng mọi việc diễn ra hết sức thuận lợi, bà con đều tự nguyện chuyển đến nơi ở mới, nhường chỗ cho công trình. 

Đến với bản làng vùng cao Hồng Hạ, nơi có 5 dân tộc anh em gồm: Ka Tu, Pa Cô, Ta Ôi, Pa Hy và dân tộc Kinh sinh sống, bà con biết chung sức trồng mới, bảo vệ làm cho một vùng rừng vốn bị tàn phá trong chiến tranh nay xanh tốt. Đến nay, Hồng Hạ đã trồng được 1.070 ha rừng phòng hộ, dẫn đầu các xã trong toàn huyện. Xã tổ chức phát triển kinh tế trang trại, tận dụng nguồn đất bãi bồi đầu nguồn sông Bồ trồng được 50 ha cao su tiểu điền, 10 ha cây ăn quả, hơn 2.000 hố tiêu. Đời sống nhân dân nâng cao nhờ kinh tế rừng phát triển. Toàn xã có 57 chiếc xe máy, 65% số hộ có ti vi, 100% hộ có rađiô. Bà con người Tà Ôi ở A Roàng còn được cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã, huyện hướng dẫn lập vườn rừng, vườn đồi, vườn nhà để định cư, phát triển chăn nuôi. Nay toàn xã đã có đàn trâu 249 con, đàn bò 308 con, đàn lợn 300 con, nuôi 60 con dê. A Roàng không còn hộ phá rừng, bà con đã nhận chăm sóc 500 ha rừng đầu nguồn, trồng được 200 ha cây bản địa, 200 ha cây quế để làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. 

Ngoài kinh tế vườn, rừng, hiện A Lưới còn đầu tư, thúc đẩy phát triển các nghề thủ công truyền thống để làm giàu. Đặc biệt là nghề dệt zèng của người Tà Ôi vốn là nghề có từ rất lâu, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, trong đó vai trò người phụ nữ, người mẹ vô cùng quan trọng, bởi khi có con gái lớn lên đều phải biết dệt những tấm zèng truyền thống của dân tộc mình do chính người mẹ truyền lại. Người Tà Ôi quan niệm, con gái lớn đến tuổi lấy chồng, cô dâu phải dệt được tấm zèng đẹp để tặng người trong gia đình nhà chồng, đó còn là thước đo vẻ đẹp của những cô gái... Bởi vậy, dệt zèng đã trở thành nghề không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc. 


Dệt zèng của A Lưới được đánh giá có chất lượng tốt và có tính sáng tạo rất cao. Hiện nay, nguyên liệu thường dùng để dệt zèng là sợi coton, sợi chỉ hoặc sợi len. Tấm zèng thường được người thợ dệt sử dụng các gam màu đỏ, trắng, vàng, đen...; trong đó, sợi dệt truyền thống là sợi coton 100% (sợi bông). Sợi coton dệt thành vải zèng được người dân và khách du lịch ưa chuộng nhất nhờ chất vải mềm, mùa hè mặc mát và hút mồ hôi, mùa đông thì ấm. Người thợ dệt zèng thường có tay nghề rất thuần thục và rất tâm huyết mới có thể dệt ra những tấm zèng tốt. Mới đây, trong khuôn khổ Dự án du lịch tiểu vùng sông Mekong triển khai tại A Lưới, việc hình thành một số mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp giới thiệu các sản phẩm truyền thống với tour, tuyến du lịch đã góp phần phát triển bền vững nghề dệt zèng. 

Cầu treo dân sinh vào các xã vùng sâu ở huyện A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN
Cầu treo dân sinh vào các xã vùng sâu ở huyện A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN


Huyện A Lưới còn khai thác địa điểm du lịch sinh thái Pâr Le và đá tâm linh A Zoi (xã Hồng Hạ). Ở đây, địa phương chỉ mới xây dựng 8 chòi, sạp, tuy khá đơn giản nhưng theo phương thức truyền thống để khách nghỉ ngơi; mở rộng đường vào suối; trang bị vợt, phao cứu hộ, phao bơi, dây bảo hiểm và các bảng quảng cáo; có dịch vụ ẩm thực truyền thống đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy mới bắt đầu đi vào hoạt động nhưng dịp hè này, mỗi tháng điểm du lịch này thu hút hơn 2.000 lượt khách từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình và có cả khách quốc tế đến tham quan, tắm suối. Xã Hồng Hạ đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục như làm nhà để xe, đường cấp phối, thành lập thêm các tổ đan lát, tổ dệt, tổ văn nghệ dân gian, xây dựng nhà bán hàng lưu niệm… hướng đến phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh và du lịch văn hóa cộng đồng. 

Giao thông kết nối vùng, miền đã tạo điều kiện không những cho du lịch phát triển, hàng hoá lưu thông mà giá trị của sản phẩm cũng được tăng lên gấp bội. Nếu được đầu tư đúng mức, nghề dệt zèng ở A Lưới và các ngành nghề truyền thống cùng với hàng hoá nông sản ở đây có điều kiện vươn xa, ngày càng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.../. 



 

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Tây Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và tiềm năng thu hút lượng lớn du khách, với hàng loạt sự kiện trọng đại trong thời gian tới. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ là thời điểm sôi động khi tỉnh đón chào lượng khách du lịch đổ về tham quan và trải nghiệm. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn vinh dự tiếp đón đoàn Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận - “vùng đất đầy nắng và gió” đang phấn đấu vươn lên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chú trọng thu hút đầu tư, nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch.

Du khách thưởng thức cà phê miễn phí thích thú checkin tại đường Phan Đình Giót, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Du khách ấn tượng với cà phê Buôn Ma Thuột

Sáng 9/3, hàng ngàn du khách và nhân dân đã tham dự hoạt động uống cà phê miễn phí tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Voi dự tiệc buffet. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Phát triển mô hình “Du lịch thân thiện với voi”

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Ngày 8/3, cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” độc đáo, mới lạ đã được diễn ra tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) trong sự thích thú của rất đông du khách, người dân địa phương. Đây là đầu tiên Ủy ban dân dân huyện Tuy Phong tổ chức cuộc thi này.

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động lớn về văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Hiện nay, ngành du lịch Đắk Lắk đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội.

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của địa phương. Chương trình này nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Nhằm đạt mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 3.500 tỷ đồng trong năm 2025, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng...

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Du lịch biển đảo Quảng Nam được xác định là đích đến bền vững của du lịch xanh trong mối liên kết với các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Huế, Đà Nẵng, Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên thực tế, du lịch biển đảo Quảng Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Để biển đảo trở thành sản phẩm chủ lực, đích đến của du lịch xanh, các loại hình dịch vụ đi kèm cần được nâng cấp. Đồng thời, sản phẩm du lịch biển phải đa dạng, dịch vụ vận chuyển được cải thiện và dịch vụ lưu trú được quan tâm nhiều hơn.

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Nằm giữa lòng Tây Nguyên đại ngàn, Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của khu vực. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di sản văn hóa bản địa độc đáo, con người thân thiện, Gia Lai đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, mang đến những trải nghiệm khác biệt và giàu cảm xúc cho du khách.

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực và nét văn hóa đặc sắc, những năm gần đây mô hình du lịch cộng đồng đang được các địa phương miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển. Không chỉ tạo ra sinh kế mới, giúp người dân bản địa có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.

Du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế địa phương từ Vườn Quốc gia Tà Đùng

Du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế địa phương từ Vườn Quốc gia Tà Đùng

Vườn Quốc gia Tà Đùng không chỉ là kho báu của thiên nhiên mà còn là điểm giao thoa văn hóa của hơn 40 dân tộc tại tỉnh Đắk Nông. Du lịch sinh thái sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây là khẳng định của ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng về vai trò, tầm quan trọng của Vườn Quốc gia Tà Đùng tại Hội thảo du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng do Vườn Quốc gia phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức, diễn ra ngày 25/2 tại Đắk Nông.