Xứng danh “lương y như từ mẫu”, những việc làm ý nghĩa của các bác sĩ quân y xứ Huế đã góp phần tô điểm thêm truyền thống vẻ vang của người lính "Bộ đội Cụ Hồ" nơi biên cương.
Tối 8/9, Tỉnh đoàn, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình Trung thu cho em với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với sự tham gia của hơn 1.000 em nhỏ vùng núi A Lưới.
Tối 8/9, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, sáng cùng ngày, trên địa bàn huyện A Lưới đã xảy ra một trận động đất nhẹ. Hiện địa phương đang phối hợp với Viện Vận lý Địa cầu tiếp tục theo dõi sự việc.
Phát huy vai trò xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế đã có đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các bản làng miền núi khó khăn. Diện mạo nông thôn mới của hai huyện Nam Đông, A Lưới được thổi bùng sức xuân, tươi mới khi được tô điểm bằng những công trình thanh niên.
Ngày 20/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên – Huế, Viettel Thừa Thiên - Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học" năm học 2023-2024 cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, chiều 24/3, trên địa bàn xã Hương Phong, huyện A Lưới đã xảy ra hiện tượng mưa đá, gây hư hại nhiều hoa màu, cây cối.
Nhằm tận dụng, phát huy vai trò của dòng họ và đại diện già làng, trưởng bản trong mục tiêu giảm nghèo bền vững, ngày 25/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” tại huyện A Lưới - nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh.
A Lưới từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phát huy truyền thống đáng tự hào, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, tạo nên diện mạo một “đô thị miền núi” nằm trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại…
Ngày 27/12, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế Trần Kiêm Hảo cho biết, qua thời gian thực hiện tầm soát diện rộng trên địa bàn huyện, đến nay tình hình dịch COVID-19 tại huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) cơ bản được kiểm soát; nhận thức và hiểu biết của người dân trong công tác phòng, chống dịch được nâng cao rõ rệt. Dưới sự hỗ trợ của Sở Y tế cũng như năng lực y tế tốt, công tác điều trị người bệnh COVID-19 tại A Lưới được đảm bảo.
Do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh với rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ và nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mưa to và rất to từ ngày 27-28/10. Lượng mưa tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc phổ biến 150-250mm, một số nơi cao hơn như huyện Nam Đông 300mm và Bạch Mã (huyện Phú Lộc) 440mm. Mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều địa phương bị ngập lụt và sạt lở đất.
Sau hơn hai năm đưa vào nuôi thử nghiệm, mô hình cá tầm tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế bước đầu đã mang hiệu quả kinh tế cao và được kỳ vọng mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc nơi đây.
Hướng về Đại hội XIII của Đảng và nhân dịp chuẩn bị đón năm mới Tân Sửu 2021, ngày 25/1, tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp các nhà tài trợ và Ủy ban nhân dân huyện A Lưới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Theo Viện Vật lý địa cầu, khoảng 15 giờ 30 phút ngày 18/2, trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xảy ra trận động đất có độ lớn 2,4 tại vị trí có tọa độ (16.2498 độ vĩ Bắc, 107.2433 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Chiều 27/12, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện quản lý và phát triển châu Á tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện hoạt động “Xây dựng Kế hoạch, Chiến lược du lịch sinh thái vùng và Mô hình thí điểm tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế”, đồng thời khai trương Làng Du lịch Sinh thái dựa vào cộng đồng A Nôr, xã Hồng Kim, huyện A Lưới.
Ngày 8/10, tại thành phố Huế, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh (do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ) tổ chức Lễ khởi động tiểu dự án "Sản xuất bền vững, tiêu thụ có trách nhiệm sản phẩm từ cây dược liệu và thủ công mỹ nghệ để phát triển sinh kế, giảm nạn săn bắt động vật hoang dã nhằm tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế".
Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới xây dựng nông thôn mới.
Với chủ đề "Đoàn kết, hữu nghị và phát triển", Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2019, diễn ra từ ngày 17 - 19/5, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngày hội đã góp phần quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và di sản văn hóa các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển; đồng thời tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vùng biên giới Việt - Lào.
Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam-Lào, khu vực Miền Trung Tây Nguyên năm 2019 do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức, sáng 17/5/2019, tại huyện miền núi A Lưới đã diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch của các địa phương.
Tối 17/5, tại Quảng trường Trung tâm huyện miền núi A Lưới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, năm 2019 với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị và phát triển”.
Thông tin chính thức từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 14/5 cho biết: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019 với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 17-19/5 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang hình thành và nhân rộng các vùng trồng cây đặc sản phát huy hiệu quả như: vùng đất bãi chuyên canh ngô đạt 50 triệu đồng/ha/năm; mô hình chuyên canh rau, hoa, cây cảnh cho thu hoạch 100 triệu đồng/ha/năm; mô hình thanh trà đạt 100 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng cam, chuối theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị... ở các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.
Với đồng bào Tà Ôi, những khúc hát ru không chỉ phong phú về nội dung, chan chứa sắc thái biểu cảm mà còn đa dạng về hình thức, thể hiện một cách chân thành tình cảm của đồng bào Tà Ôi.
Trong các ngày 4-6/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế do Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh - Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Cử tri Thừa Thiên - Huế mong muốn Nhà nước tiếp tục có những chính sách đảm bảo an sinh xã hội vùng dân tộc miền núi.
Nếu có dịp đến huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), nhiều người sẽ không thể nhận ra dấu vết những con đường của một thời bom đạn. Đường Hồ Chí Minh chạy qua thị trấn A Lưới hôm nay đã được trải nhựa phẳng lỳ, thẳng tắp. Đời sống của đồng bào cũng đã thay đổi nhiều nhờ từ bỏ các phương thức sản xuất cũ, thực hiện các mô hình kinh tế mới...
Sáng 6/11, mực nước sông Hương tại Kim Long thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt 3,64 m, trên báo động 3 là 0,14 m; sông Bồ tại Phú Ốc đạt 4,41 m, dưới báo động 3 là 0,09 m; các sông Ô Lâu tại Phong Bình và sông Truồi tại Cầu Truồi lần lượt là 2,5 m - 2,83 m, dao động ở mức báo động 3. Mực nước trên các sông sau khi đạt đỉnh vào tối 5/11, hiện đang xuống chậm và dao động ở mức cao do triều cường ở phía hạ du (cao từ 0,5-0,7m), mặc dù đập ngăn mặn Thảo Long trên sông Hương đã mở hết 15/15 cửa; đập Cửa Lác trên sông Bồ mở toàn bộ 70/70 cửa để thoát lũ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12 và nhiễu động trong đới gió đông trên cao hoạt động mạnh nên từ chiều ngày 3-5/11 ở Thừa Thiên - Huế đã có mưa rất to trên diện rộng. Lượng mưa đo được từ 19h ngày 3/11 đến 4h ngày 5/11 ở vùng núi phổ biến từ 500-600mm; có nơi như Khe Tre và Bạch Mã (huyện Nam Đông) lần lượt là 626mm và 13497mm; vùng đồng bằng phổ biến 150-200mm. Hiện nay, lũ trên các sông ở Thừa Thiên - Huế đang lên rất nhanh.
Trong 2 ngày 21 và 22/10, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Công đoàn Đại học Huế và Công đoàn Đại học Y dược Huế tổ chức Chương trình chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho giáo viên; trao quà, học bổng cho học sinh vùng khó khăn của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Tổ chức FARO AS (Na Uy) vừa tài trợ cho tỉnh Thừa Thiên - Huế dự án “Thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Cơ Tu lớp 4, lớp 5 và ngôn ngữ viết Pa Kô, Tà Ôi lớp 1, 2, 3 cho học sinh tiểu học". Dự án có tổng nguồn vốn 179.609 USD, tương đương 4 tỷ đồng, thực hiện trên địa bàn 2 huyện miền núi A Lưới và Nam Đông.
Tối 16/5, tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã khai mạc Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh lần thứ XII, năm 2017. Sự kiện quy tụ khoảng 500 diễn viên quần chúng và vận động viên là người đồng bào các dân tộc: Pa Kô, Pa Hy, Cơ Tu, Tà Ôi... của các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.