Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới

Diện mạo một "đô thị miền núi" ở khu trung tâm huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Đỗ Trưởng
Diện mạo một "đô thị miền núi" ở khu trung tâm huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Đỗ Trưởng

A Lưới từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phát huy truyền thống đáng tự hào, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, tạo nên diện mạo một “đô thị miền núi” nằm trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại…

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 1Diện mạo một "đô thị miền núi" ở khu trung tâm huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Đỗ Trưởng

Nằm cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây, A Lưới là vùng đất còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa-kô, Tà-ôi, Cơ-tu, Pa-hy. Qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Bên cạnh danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được Đảng và Nhà nước phong tặng, A Lưới còn có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sĩ A Vầu, Cu Lối; Anh hùng Cu Trip, Hồ Vai, Kăn Lịch, Kăn Đơm…

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 2Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hương Nguyên, huyện A Lưới cùng đồng bào tuần tra tại cột mốc biên giới 670. Ảnh: Đỗ Trưởng
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 3Nhiều trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Đỗ Trưởng

Là huyện miền núi biên giới, A Lưới từng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nơi đây được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện. Cùng với Quốc lộ 14 (tuyến đường Hồ Chí Minh), A Lưới còn có Quốc lộ 49 và nhiều đường ngang, giúp phá thế ngăn cách với thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Các tuyến đường ở khu vực trung tâm huyện được quy hoạch khang trang gắn với những khu dân cư mới, tạo cho A Lưới dáng dấp của một "đô thị miền núi".

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 4Huyện A Lưới luôn coi trọng công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc. Ảnh: Đỗ Trưởng
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 5Huyện A Lưới phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở làng A Nôr thuộc thôn Đút 1, xã Hồng Kim. Ảnh: Đỗ Trưởng

Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Nhiều hộ đồng bào đã mạnh dạn áp dụng mô hình “vườn - ao - chuồng - rừng” có thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/năm. Từ vùng đất đầy vết thương chiến tranh, A Lưới nay đã thực sự hồi sinh với những ngọn đồi ngút ngàn sắn, khoai, chuối, cây dược liệu, rừng gỗ lớn…

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 6Tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện A Lưới. Ảnh: Đỗ Trưởng
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng A Lưới ảnh 7Nuôi cá tầm - hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi biên giới A Lưới. Ảnh: Đỗ Trưởng

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, A Lưới đã có 15/18 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 31/48 trường học đạt chuẩn quốc gia; có điện, nước hợp vệ sinh... Theo ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch cộng đồng, từng bước nâng cao đời sống của người dân. A Lưới phấn đấu trong năm 2022 giảm 1.430 hộ nghèo và thoát nghèo vào năm 2025.

Đỗ Trưởng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm